Bài 8: Cách soạn và dạy bài khóa cho Đoàn Sinh

Thứ hai - 23/07/2012 12:01
I. ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ

Để soạn và dạy bài khóa cho đoàn sinh, Huynh Trưởng cần đáp ứng những đòi hỏi sau:

1.     Nội dung: bài học hôm nay nói về vấn đề gì?

2.     Người dạy có nắm vững bài không? Có mấy ý?

3.     Đối tượng nghe là ai? Tuổi nào? Để chọn phương pháp trình bày thích hợp.

4.     Ý chính phải nhấn mạnh. Thí dụ: Chuyện Chúa gọi Abraham, cần nhấn mạnh đến lòng tin của ông. (không để các chi tiết hấp dẫn làm mờ ý chính)

5.     Bài học phải dẫn đến kết luận thực hành.

II. SOẠN BÀI KHÓA

1.     Soạn bài là bước chuẩn bị đầu tiên và bắt buộc đối với người dạy. Nếu không soạn, bài sẽ không biết bắt đầu từ đâu, chấm dứt chỗ nào, điều gì cần nói trước, điều gì phải nói sau. “Chưa soạn bài, không nên dạy”.

2.     Soạn bài là sắp xếp kiến thức của người dạy để dễ dàng thông truyền cho các em, theo nhu cầu và phù hợp với trình độ tiếp nhận của các em.

3.     Hình thành bài khóa sẽ dạy cho các em. Tùy theo khả năng của người dạy mà bài soạn có thể chỉ là một dàn bài chi tiết, hoặc là cả một bài học đầy đủ.

4.     Tham khảo tài liệu để bài khóa được phong phú, chỉ chọn những chi tiết cần thiết để đưa vào bài khóa. Sách giáo khoa là chính yếu.

5.     Bài khóa phải có phần dành cho các em làm việc. phần này nên là một hệ thống câu hỏi từ dẫ đến khó nhằm mục đích:
-    Củng cố kiến thức của các em
-    Kích thích sự thắc mắc nơi các em
-    Giúp các em đặt vấn đề
-    Giúp các em biết cách giải quyết tình huống, chọn thái độ và cách sống… dựa theo ý của bài. Hệ thống này có thể dài, ngắn, dễ, khó tùy lứa tuổi và trình độ của các em.

III. CÁCH DẠY

1. Khởi đầu bài dạy

Giới thiệu bài học, thường có 2 cách khởi đầu:
-    Trực khởi: Đi ngay vào vấn đề. Thí dụ, khởi đầu chuyện ông Giuse bị bán sang Ai Cập: “Giuse là con thứ 11 của ông Giacob…” Cách này thường được dùng để khởi đầu bài cho các em lớn như Nghĩa sĩ chẳng hạn.
-    Lung khởi: Vào đề từ từ, Thí dụ, như câu chuyện trên: “Các em có biết ông Giacob có mấy người con không? Kể ra…” Cho đến khi ta giúp các em kể tới Giuse, ta mới kể riêng về ông… Cách này thích hợp cho tuổi nhỏ hơn.

2. Nội dung bài khóa

-    Trình bày theo văn nói. Nói êm nhẹ, hoặc cường điệu tùy theo nội dung từng phần của bài. Khi có thể, nên thêm chút hài hước.
-    Các phần của nội dung cần được nối tiếp bằng những câu “bản lề” thích hợp.
-    Do sự tinh tế của người dạy, khi nhận thấy các em lơ là, lo ra, nên thay đổi cách nói hoặc hỏi một vài em để tạo lại sự chú ý cần thiết nơi các em.
-    Dùng ngôn ngữ của các em.
-    Không chỉ dạy bằng kiến thức, mà bằng cả tâm hồn. Lời nói cần rõ ràng, lớn vừa đủ, dứt khoát. Không tạo cho các em thói quen “nói đuôi”. Câu hỏi phải tích cực (đã hỏi, phải để các em trả lời và có sửa sai. Không chỉ hỏi cho có).
-    Hình ảnh minh họa, bài ca, trò chơi, tiếng reo phù hợp với nội dung bài là phương tiện rất hữu ích giúp các em nhớ bài.
-    Cử điệu và thái độ xác tín của người dạy có sức lôi cuốn và tạo ấn tượng sâu nơi các em.
-    Kiểm tra sự tiếp thu của các em bằng hệ thống câu hỏi.
-    Phần ghi chép, dài ngắn tùy theo cấp, tùy theo tuổi. ở tuổi lớn, có thể cho các em tổng hợp bài trong sách và tóm bài giảng thành bài của chính các em, với sự hiệu đính của trưởng dạy bài.
-    Sau mỗi bài, Trưởng phải ghi nhận những chi tiết thuận lợi cũng như khó khăn; Phân tích nguyên nhân; Rút kinh nghiệm cho bài sau.

3. Kết bài
-    Tóm lại những ý chính cần nhớ.
-    Đưa ra quyết định và việc làm thực hành theo ý của bài vừa học.

Nguồn tin: TLHLHT cấp 1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây