7 bước cầu nguyện chia sẻ bằng Lời Chúa

Thứ hai - 09/07/2012 11:39

 
1. Cầu nguyện mời Chúa đến
2. Đọc Kinh Thánh
3. Rút ra những câu được đánh động
4. Thinh lặng
5. Chia sẻ
6. Tìm công việc cả nhóm thực hiện
7. Cầu nguyện kết thúc.

Đây là 7 bước trong phương pháp cầu nguyện theo lối 7 bước. Về cơ bản thì 7 bước là như vậy. Người linh hoạt viên là người phải nắm rõ được ý nghĩa của từng bước mà hướng dẫn và điều khiển cho thích hợp. Dưới đây là một vài chia sẻ chi tiết riêng từng bước.

1. Cầu nguyện mời Chúa đến.

Bước này quan trọng nhất là làm sao ổn định trật tự mọi người, và lên dây cót tâm tình cho mọi người nữa. Khi mọi người sau 1 tuần mới được gặp nhau đương nhiên là lắm chuyện ra vào, cười nói vui vẻ, khó lấy được tâm tình để cầu nguyện. Mẹo nhỏ là cho trật tự, thinh lặng 1 lúc, rồi cùng hát 1 bài, và sau đó là lời cầu nguyện mời Chúa đến.

 
Xin anh chị em chúng ta lắng đọng tâm hồn để chuẩn bị bước vào giờ cầu nguyện.
(bắt hát kinh Chúa Thánh Thần)
Xin mời một anh hoặc 1 chị cầu nguyện mời Chúa đến. - Nhắc lại lần nữa.

2. Đọc kinh Thánh

Trong thủ bản không quy định bắt buộc đoạn kinh thánh phải là gì. Đoạn kinh thánh này được người linh hoạt viên chọn tùy ý theo chủ đề nhưng phải có sự thống nhất trước. Nó có thể là tân ước, cựu ước, hay các thư.
Nhóm chúng ta đã thống nhất là lấy theo bài tin mừng của giáo hội ngày hôm đó.
Bước này đòi hỏi người công bố tin mừng phải có sự chuẩn bị trước. Ít nhất là phải đọc trước ở nhà. Để công bố dõng dạc, rõ ràng từng dấu chấm, dấu phảy. Trước khi đọc phải "Tin mừng theo thánh..." và sau đó "Đó là Lời Chúa" (là lời Chúa chứ ko phải là lời của tôi). Lỗi hay mắc trong bước này là người công bố không được chuẩn bị, đọc ấp a ấp úng, sai chính tả. Rồi sau khi công bố xong không xướng câu kia để cộng đoàn đáp.

 
Xin mời một anh hoặc chị đọc đoạn tin mừng theo thánh ... chương... đoạn từ câu ... đến câu... - Nhắc lại lần nữa
 
Chú ý: Khi nghe công bố lời Chúa, bắt buộc phải đứng hoặc quỳ. Chứ ko được phép ngồi. Mọi người không nhìn vào sách của riêng từng người, hướng vào người công bố lời Chúa và tĩnh lặng

3. Rút ra câu, đoạn được đánh động

Bước này với mục đích là mọi người tóm lược lại ý được đánh động của bài kinh thánh. Mỗi lần đọc lên lớn tiếng, mọi người con lại cùng hiệp thông, suy niệm. Cái chưa tốt ở bước này, là mọi người đọc nhanh, và không giữ thinh lặng đủ lâu giữa các lần để suy ngẫm.

 
Xin mời anh chị em chúng ta rút ra một câu, hoặc 1 đoạn ngắn trong đoạn kinh thánh chúng ta vừa nghe, đọc lên lớn tiếng 2 lần trong thái độ cầu nguyện và giữ thinh lặng ở giữa --- Nhắc lại lần nữa
Sau khi đã rút hết (ai cũng đọc câu của mình lên), thì đọc lại đoạn kinh thánh như là tổng kết.
 
XIn mời một anh hoặc chị đọc lại đoạn tìn mừng vừa rồi.

4. Thinh lặng

Bước này để cho đoạn Thánh Kinh vừa rồi ngấm vào tâm trí ta. Tĩnh lặng tâm hồn để những lời của Chúa ta vừa nghe, đánh động trong chúng ta.

 
Chúng ta giữ thinh lặng.
Xin mời anh chị em chúng ta giữa thinh lặng trong ... phút để lắng nghe lời của Chúa nói với chúng ta từ trong sâu thẳm mỗi chúng ta. -- Nhắc lại
Bước này mọi người có thể thinh lặng hoàn toàn, nhưng người linh hoạt viên phải quan sát. Tầm gần 1 phút thì đã có những ai đó ngó bên này bên kia, thì cho dừng để tránh dài quá.
----------------------------------------------------
Tất cả các bước trên đây, đều nên quỳ.

5. Chia sẻ Lời Chúa

Bước này đòi hỏi sự hoạt động nhiều nhất của LHV. Là người thường xuyên lắng nghe tâm sự chia sẻ, không được lơ là phút nào. Cố gắng giữ tinh thần buổi chia sẻ không nhàm chán... 
Cuối buổi chia sẻ nên có 1 ai đó tổng kết những ý chính của buổi chia sẻ để cho mọi người ghi nhớ.
Có thể tìm Lời Hằng Sống để sống trong tuần.

 
jHr: (Bổ sung, lưu ý khi ACE chia sẻ) Lưu ý này có nội dung số 04 trong khi lượng giá cuối cùng:
+(Phương pháp "Chia Sẻ Lời Chúa" trước đây là phương pháp nhìn từ trên xuống, nghĩa là phương pháp dùng Lời Chúa, lặp lại Lời Ngài để dậy dỗ, khuyên nhủ, truyền lệnh cho người khác sống Lời Ngài. Phương pháp này được mệnh danh là phương pháp "Chúng ta", nghĩa là ai cũng có thể dùng chữ «chúng ta» để rao giảng Lời Chúa cho người khác nghe.
+Ngược lại: Phương pháp chia sẻ mới được gọi là phương pháp "Tôi", nghĩa là phương pháp chia sẻ những gì mình có hoặc chưa có cho người nghe một cách trung thực, thành tâm, giản dị, không hình thức, không che đậy, không giả hình. Nói cách khác, phương pháp "Tôi" chia sẻ với anh chị em những gì mình hiểu biết, mình cảm nghiệm, mình sống hay chưa sống khi đối diện với "Lời Chúa hôm nay". Như vậy, tuyệt đối khi chia sẻ trong nhóm, bạn đừng sử dụng phương pháp "Chúng ta", nhưng chỉ vận dụng phương pháp "Tôi" một cách đơn thành.) 
+Ngoài ra: có những câu hỏi thảo luận, vấn đề bình luận, những đề nghị, nên tập hợp đến cuối. Hoặc trả lời trực tiếp luôn.. Nhưng đó là hỏi đáp, bình luận chứ không phải chia sẻ

6. Tìm công việc

Đây là hoa trái của bước chia sẻ. Công việc ngoại khoá sẽ giúp hiện thực hoá những ý khi chia sẻ. Nên có hoạt động của nhóm mỗi tuần.

 
Xin mời anh chị em chúng ta tìm ra một công việc nào đó mà nhóm được mời gọi thực hiện.

7. Cầu nguyên tự phát

Mọi người có thể đứng hoặc quỳ. Cầm lấy tay nhau. Có thể trước khi cầu nguyện thì thinh lặng 1 lát hoặc hát lên một bài để lấy tâm tình. Mỗi người nên có 1 lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện tự phát này nên ngắn, tóm gọn ý chính mình định cầu nguyện

 
Chúng ta chuyển sang bước cuối cùng, bước đỉnh cao của giờ cầu nguyện. Chúng ta đã được nghe lời Chúa, đã được chia sẻ về lời Chúa, về đời sống của anh chị em, thì giờ phút này, xin anh chị em chúng ta dâng những tâm tình, những lời nguyện thiết tha lên Chúa là cha nhân từ, với niềm tin, Người sẽ nhận lời.
Sau khi mọi người đã cầu nguyện hết. LHV dâng lời cầu nguyện cám ơn vì Chúa đã đến cùng buổi cầu nguyện này
 
Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa đã cho chúng con buổi xum họp này. Con tạ hơn Chúa đã đồng hành cùng chúng con trong buổi chia sẻ này. Ước gì những dự định của chúng con từ khởi sự cho đến hoàn thành, đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.
Xong rồi hát 1 bài về Đức Mẹ, kinh trông cậy, làm dấu kết thúc.

LƯỢNG GIÁ 7 BƯỚC

1. Có bầu khí cầu nguyện không? Có gì làm ta lo ra hay phá huỷ tinh thần cầu nguyện không?
2. Có tìm ra được đoạn văn không? (vì đã mặc định rồi nên có thể bỏ lượng giá này.) Có đọc lên lớn tiếng 2 lần trong thái độ cầu nguyện và giữ thinh lặng không?
3. Thời gian thinh lặng ngắn hay dài?
4. Có chia sẻ thực sự hay chỉ là giảng dậy?
5. Công việc thảo luận là do ý của Chúa hay do ý riêng tư của ai đó?
6. Có đủ thời gian để mọi người cầu nguyện tự phát không?
7. Người LHV làm tốt điều gì? Điều gì cần làm tốt hơn?

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây