. Những cấu trúc gen di truyền là cơ sở vật chất làm tiền đề hình thành nhân cách cho con. Con cái kế thừa những nét nhân cách cơ bản nhất từ cha mẹ, bởi thế “ con nhà tông không giống lông cũng giống cành”. Nhưng điều đó không có nghĩa là cha mẹ tốt mà không có trường hợp “ nghịch tử” hay cây xấu không có nghĩa là luôn sinh trái xấu, mặt khác “ cha mẹ sinh con trời sinh tính”
Nhân cách được hình thành ở độ tuổi trẻ lên ba, nó gắn liền với sự hình thành cái tôi hay cái ý thức bản ngã con người. Nhân cách sẽ dần ổn định theo độ tuổi và được phong phú hóa qua các quan hệ với thiên nhiên, nơi xã hội, nơi gia đình, học đường và các hoạt động giao tiếp khác.
Sự hình thành và phát triển nhân cách ỡ trẻ bao gồm ba yếu tố : bẩm sinh di truyền, môi trường thiên nhiên, xã hội, giáo dục và các hoạt động giao tếp. Trong đó môi trường thiên nhiên, xã hội giáo dục đóng vai trò chủ đạo, nó định hình và vạch ra khuynh hướng phát triển nhân cách trẻ. Nhân cách người ở mỗi nền văn hóa có những nét căn bản khác nhau. Nhân cách người sống ở thành thị có nét khác người sống ở nông thôn. Trong tâm thức trẻ em thành thị khó có được hình ảnh đồng lúa thẳng cánh cò bay một dòng suối chảy róc rách… Trái lại, trẻ em ở nông thôn lại chậm khi tiếp cận với những thông tin quảng cáo, thao tác sử dụng máy tính, trò chơi điện tử. Điều đó cũng cho thấy môi trường xã hội cũng tác động trực tiếp vào sự hình thành nhân cách trẻ. Vì thế cha mẹ luôn nhạy bén với những thay đổi, sự kiện trong xã hội để chọn cho con cái mình một môi trường xã hội tốt.
Những ngày tháng ấu thơ trong gia đình, cha mẹ là người thầy đầu tiên cung cấp cho con những hành vi đạo đức, nhân bản như đi thưa về chào, biết kính trên nhường dưới, phân biệt đúng sai phải trái, biết biểu hiện thị hiếu thẩm mỹ trong chọn lựa đẹp xấu.
Một đứa trẻ trong gia đình được tôn trọng, được yêu thương sẽ biết tôn trọng và yêu thương những người xung quanh. Trái lại một đứa trẻ luôn sống cảm giác bị bỏ rơi, bị đe dọa, bị từ chối sẽ trở nên nhút nhát, mặc cảm, co cụm. Trẻ em hay bắt chước, tôi đã thấy một đứa trẻ gọi bà nội mình là già già vì hàng ngày cháu nghe bố mẹ và các cô chú trong già gọi như thế.
Cha mẹ có cuộc sống hôn nhân hoà hợp. Biết hy sinh chịu đựng nhường nhịn, con cái trong nhà lớn lên sẽ hoà đồng, dễ thông cảm với người xung quanh. Cha mẹ hay la mắng, không tôn trọng và mất tin tưởng nơi con sẽ in dấu trên con cái ý nghị ù lì, nhu nhược, an phận, không cầu tiến. Tôi đã chứng kiến một bà mẹ la mắng con vì cậu lười học; con mà không học lớn lên chỉ đi ăn cướp. Và cậu bé đã ám ảnh câu nói đó suốt tuổi học sinh và kết quả học tập càng ngày càng kém.
Cha mẹ là tấm gương mẫu mực để con cái noi theo, “phụ tử tử hiếu” là thế. Ngay cả khi con cái đã trưởng thành, đường đi nước bước, suy nghĩ, lý tưởng của con vẫn phải được hun đúc từ cha mẹ. Một thái độ bao dung độ lượng, cởi mở tiến bộ của cha mẹ sẽ chấp cánh cho con những ước mơ và nghị lực lực sống. Cha mẹ phải là người vươn lên trong học tập, bắt kịp với nhịp tiến bộ chung của xã hội thì mới có trí thức bồi dưỡng cho con biết cách sống đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội và phù hợp với nền văn hóa dân tộc.
Gia đình là trường học đầu tiên của con cái, là cái nôi xuất phát mọi niềm vui sự thành đạt. Trong gia đình, cha mẹ vừa là người bạn, người thầy, nhà mô phạm mẫu mực của con. Con cái là niềm vui của cha mẹ, nếu mỗi bậc cha mẹ biết học “ nghê thuật của sự âu yếu” cùng với “ nghê thuật giáo dục con cái”, xã hội sẽ tránh được nhiều tệ nạn và con cái luôn tin tưởng hứng khởi bước vào đời.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn