Các cuộc đào bới khảo cổ đã do một toán chuyên viên Italia bắt đầu hồi năm 1957, và từ năm 2000 do giáo sư Francesco D'Andria thuộc đại học Salerno hướng đẫn. Năm 2008 toán khảo cổ đã đưa ra ánh sáng con đường xưa kia tín hữu thường đi rước kiệu để tới mộ thánh nhân, và năm nay họ tìm thấy mộ của người.
Bên cạnh ngôi đền bát giác, có lẽ được xây trên nơi thánh Philiphê tử đạo, các nhà khảo cổ tìm thấy một vương cung thánh đường ba gian thuộc thế kỷ thứ V. Nhà thờ này được xây chung quanh một ngôi mộ roma thuộc thế kỷ thứ I. Đậy là một ngôi mộ nổi với mặt tiền và phòng mộ.
Khi đối chiếu với nhiều yếu tố khác nữa, giáo sư D'Andria đi tới kết luận đây là mộ của thánh Philiphê Tông Đồ, là trung tâm của lòng sùng kính và các cuộc hành hương của tín hữu.
Vào thế kỷ thứ IV, Eusebio Giám Mục thành Cesarea, viết rằng có hai ngôi sao chiếu sáng bên Á châu: đó là thánh Gioan được chôn cất tại Êphêxô, và thánh Philiphê ”an nghỉ tại Hierapolis. Từ lâu đời thành phố này đã vinh danh thánh nhân và bốn người con gái của người nổi tiếng là có đặc sủng ngôn sứ (Storia ecclesiastica III, 39,9). Liên quan tới cái chết của thánh Philiphê Tông Đồ, Eracleone trong tác phẩm Stromatès của Clemente Alessandrino (IV, 71,3) cho rằng người đã không bị tử đạo, trong khi các tác phẩm mạo thư thì nói rằng thánh nhân đã bị người Roma giết chết (SD 28-7-2011)
(nguồn: radiovatican)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn