Theo đó, đã có rất nhiều bộ phim về Chúa Giê-xu trong hơn 85 năm qua: ("The Greatest Story Ever Told", "Jesus of Nazareth"...). Trong đó, bình quân chỉ có một bộ phim rất thành công được sản xuất về Chúa Giê-xu cho mỗi thời kỳ: "The King of Kings" (1927), "Ben Hur: The Tale of the Christ" (1959), "Jesus" (1979), và "The Passion of the Christ" 2004 (Cuộc Khổ Nạn Của Chúa Giê-xu).
"The Passion of the Christ" tập trung chủ yếu vào những giờ phút cuối khi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá. ”Ben Hur” tập trung xoay quanh nhân vật được hư cấu Judah Ben Hur (do C-harlton Heston thủ vai), gắn liền với sự giáng sinh của Chúa Giê-xu, chức vụ của Chúa trên đất và sự chết của Chúa, nhưng không nói về sự phục sinh của Chúa.
Sau đó, vào năm 1979 phim của Warner Brothers với đề tựa "Jesus" ra đời phỏng theo sách Phúc âm Luca. Bộ phim được tài trợ bởi tổ chức Campus Crusade for Christ (CCC) - tổ chức sáng lập bởi Mục sư, Tiến sĩ Bill Bright. Từ năm 1981, CCC đã bắt đầu sử dụng bộ phim trên vào lĩnh vực truyền giáo. Với tên gọi "The Jesus Film", bộ phim đã được dịch sang hơn 1.100 ngôn ngữ cho hàng tỷ người trên thế giới. Có thể nói đây là bộ phim có lượng khán giả nhiều nhất và số lượng người tin Chúa qua bộ phim này cũng đạt kỷ lục. Ngày nay, "The Jesus Film" vẫn còn được xem rộng rãi trên toàn cầu.
Cuối cùng là phim “The King of Kings” của hãng Cecil B. DeMille vào năm 1959. Ước tính hơn 800 triệu người đã xem qua bộ phim này. Vì "The King of Kings" được sản xuất ở dạng phim câm nên đã được các tổ chức Tin Lành và Công Giáo sử dụng để truyền giáo trong nhiều thập kỷ qua để chia sẻ Phúc Âm cho nhiều dân tộc không nói tiếng Anh. Theo cuốn tự truyện của DeMille, trong suốt thời kỳ chiến tranh Triều Tiên, bà Chiang Kai-shek đã gửi người đến tìm DeMille để có một bản sao của bộ phim nhằm chiếu ở trại tù binh chiến tranh.
DeMille cũng thuật lại điều kỳ diệu nhất khi bộ phim đem đến sự thay đổi tuyệt vời cho một người đàn ông Ba Lan tên là William E.Wallner sinh sống tại Danzig (nay là Gdansk). Ông xem ”The King of Kings” vào năm 1928 và đã quyết định cống hiến cuộc đời mình cho công việc Chúa.
Năm 1939, Wallner đã dẫn dắt một Hội Thánh Lutheran ở Prague. Ngay sau khi cuộc xâm lược của Hitler tại Tiệp Khắc, một bác sĩ trong Hội thánh của Wallner đã được gửi đến một trại tập trung của Đức Quốc xã. Wallner chia sẻ với DeMille như thế nào là một bác sĩ, một người Do Thái chuyển sang Cơ Đốc giáo, khuyến khích các bạn tù của ông "phải hy sinh anh dũng, với đức tin trong trái tim của họ".
Mặc dù bị tấn công bằng một thanh sắt cho đến khi một cánh tay của ông phải cắt bỏ, bác sĩ vẫn không lo lắng.Tự truyện của DeMille kể lại, "một sĩ quan Gestapo (mật vụ của Đức quốc xã) đập đầu của bác sĩ vào một bức tường đá cho đến khi máu chảy dài trên khuôn mặt của ông". Trước một tấm gương như bác sĩ, nhân viên Gestapo bĩu môi: “Hãy nhìn vào bản thân mình đi, bây giờ anh trông giống như người Do Thái vậy”. Nâng tay còn lại lên, bác sĩ kêu lên:"Ôi Chúa, chưa bao giờ trong cuộc đời mình, con nhận được vinh dự như thế này, để cho giống như Chúa". Đây là những lời cuối cùng của ông khi còn ở trên trái đất này.
Quẫn trí bởi tuyên bố của bác sĩ, nhân viên Gestapo tìm đến Wallner ngay trong đêm. "Mục sư Wallner có thể giúp ông ấy được chăng, liệu anh ta có thể thoát khỏi những gánh nặng khủng khiếp của tội lỗi?”
Sau khi cầu nguyện với anh ta, MS Wallner khuyên: “Có lẽ, theo ý Chúa người tốt bụng kia chết đi đã mang anh trở lại chân thập tự giá, nơi anh có thể những người khác”.
Sĩ quan Gestapo trở về trại tập trung. Qua sự trợ giúp của MS Wallner, những năm sau đó ông làm việc tình nguyện cho nhiều người Do Thái.
30/7/1957, Wallner đã gặp DeMille và nói chuyện về tác động của “The King of Kings” vào cuộc sống của mình và tất cả những người đã tiếp xúc với nó. Wallner chia sẻ cho DeMille bằng tuyên bố: "Nếu không vì “The King of Kings”, tôi sẽ không thể là một Mục sư Lutheran, và 350 trẻ em Do Thái đã có thể chết trong mương".
DeMille về thăm Wallner bằng cách viết: "Nếu tôi cảm thấy rằng bộ phim này thực hiện được công việc của tôi, nó sẽ là vô ích và tự phụ hơn là việc trích dẫn câu chuyện đầy ơn phước từ hàng trăm người giống như họ. Nhưng tất cả chúng tôi đã làm được đều ở trong “The King of Kings”. "Tôi cố gắng hết sức mình để bày tỏ trong bất kỳ hình ảnh nào Kinh Thánh, chuyển tải sang các công cụ giao tiếp khác, ngôn ngữ cử chỉ, âm thanh và những lời của Kinh Thánh."
"Một hy vọng sống lại được thấy không chỉ trong phim, nhưng trong cuộc sống của những người đã đặt lòng tin nơi Chúa", ông Murray, hiệu trưởng của trường Thần học Fourth Presbyterian tại Potomac, Md chia sẻ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn