ĐỨC CHA JEAN CASSAIGNE : “ÔNG CỐ” GIÁM MỤC CÙI (tt)

Thứ ba - 04/10/2011 05:23

ĐỨC CHA JEAN CASSAIGNE : “ÔNG CỐ” GIÁM MỤC CÙI (tt)

12. CON NGƯỜI CỦA CẦU-NGUYỆN.

MỘT SỐ BẠN THIẾT NGHĨA CỦA ĐỨC CHA CASSAIGNE.

Đức Cha Cassaigne là một người chuyên tâm cầu nguyện. Mỗi ngày, người ta thấy Ngài đi lại, tay cầm chuỗi hạt hoặc cầu nguyện trước Thánh Thể. Thánh lễ là trung tâm một ngày sống của Ngài. Ngài không bao giờ bỏ qua việc chuẩn bị dâng Thánh Lễ và tạ ơn sau Hiệp Lễ. Nơi Ngài, không hề có sự khoe khoang bề ngoài. Ngài không ngừng cầu nguyện : đó là một con người quen với sự hiện diện của Thiên Chúa và Ngài múc lấy từ Thiên Chúa sức mạnh tinh thần mà Ngài ban lại cho người khác, đặc biệt là cho anh em bệnh nhân phong cùi.

Chúng ta hãy kể tên một số bạn hữu thiết nghĩa của Đức Cha Cassaigne. Trước hết, đó là Đức Trinh Nữ Maria. Khi nói đến Mẹ Maria, Ngài không quên tính hài hước. Ngài đã kể lại như sau về một giai thọai xãy ra ngay khi Ngài mới tới Di-Linh. ề Vị thừa sai – hẳn là chính Cha Cassaigne – đã mất công vô ích để lôi kéo thanh niên Thượng bằng thuốc hút, nhưng điều ấy chẳng đủ để đem họ trở lại đạo. Vị linh mục cất ống vố và lôi chuổi hạt ra, nghĩ rằng chỉ có Đức Maria, cửa Thiên đàng, có thể mở lòng những con người đáng thương nầy giùm Ngài Ừ. Đức Trinh Nữ Maria đã nhận lời Ngài và được Chúa ban cho rất đông anh em Thượng trở lại đạo.

Đức Cha Cassaigne rất yêu mến Thánh Giuse, quan thầy của bố Ngài, nhưng cũng là quan thầy của Việt-Nam. Với vị thánh coi sóc Chúa Giêsu và Đức Mẹ trong cuộc sống hằng ngày nầy, Ngài đặc biệt hay kêu cầu mỗi khi có nhu cầu vật chất cần xin. Vì, như chúng ta đã nói, Cha Cassaigne luôn đi quyên xin tiền bạc để nuôi ăn, nuôi mặc và chăm sóc những con cái bị phong cùi của Ngài. Thánh Giuse rất quảng đại đối với Ngài. Người ta nhớ lại rằng lễ rửa tội đầu tiên cho người Thượng xãy ra đúng ngày lễ kính Thánh Cả Giuse, ngày 19/3/1930.

Cùng với Thánh Giuse, Thánh Phanxicô Atxidi cho Cha Jean Cassaigne mùi vị của sự đơn sơ và lòng yêu thương người nghèo khổ.

Cuối cùng, Đức Cha Cassaigne yêu mến trẻ nhỏ, vì chính Ngài cũng có một tâm hồn bé thơ. Ước gì những người trẻ tuổi không bao giờ quên gương sáng và lòng nhân hậu của Vị giám mục và vị thừa sai nầy.

13. TRONG GIA-ĐÌNH hay là NGÔI LÀNG CỦA NIỀM VUI

Một vài tài liệu cho biết về đời sống của Đức Cha Jean Cassaigne.

Chúng ta nhấn mạnh ở đây một vài nét. Chắc chắn là còn phải tìm ở trong các thư từ của vị giám-mục để thấy được những dấu vết xác thực về đời sống nội tâm sâu xa của Ngài.

Một vị thừa sai.

Khi nhìn vị trí mà Đức Cha dành cho việc săn sóc các bệnh nhân phong cùi trong đời Ngài, người ta có thể cho rằng trước hết Ngài là một nhân chứng của bác ái. Điều đó là đúng trong chừng mực lệnh truyền của Chúa Giêsu chủ yếu là thông điệp Tình Yêu. Nhưng Đức Cha Cassaigne tiên vàn là một Kitô-hữu, một linh mục và do vậy, là một vị thừa sai.

Như một vị thừa sai chân chính phải làm, Ngài đã trao ban tất cả : Ngài trao ban cho con người lòng bác ái yêu thương ;trao cho Thiên Chúa đức tin của Ngài, chỉ dành lại cho mình sự khó nghèo là tất cả niềm vui của Ngài.

Vị thừa sai của hiệp nhất nhờ lòng bác ái.

Cha Cassaigne đi đến một cách tự nhiên với những người nghèo khổ nhất, bởi vì điều đó nằm trong sự đòi buộc của ơn gọi thừa sai của Người. Từ chổ đó, dù không tìm kiếm điều ấy chút nào, Cha đã cho thấy trong một đất nước đa sắc tộc như nước Việt-Nam, nguyên tắc của sự hiệp nhất phải là gì. Chỉ có tình thương mới cho phép hiệp nhất một xã hội trong dự tôn trọng mỗi con người, bởi vì tình thương mở rộng tâm hồn với mọi người, ngay cả với những người ít được kính trọng nhất. Gương của Cha Cassaigne quan tâm lo cho những người Thượng trong cái mà họ khó lòng đón nhận nhất, NHỮNG NGỪƠI CÙI, đã động viên những người Việt quan tâm tới người Thượng bằng cách vượt qua sự dè dặt của họ.

Về mặt nầy, việc linh mục của những người phong cùi trở thành người lãnh đạo Giáo Hội Nam Kỳ là một điều nên gương sáng và điều đó còn đàng chú ý hơn khi vị ề hòang tử Giáo Hội Ừ về lại sống với người cùi.

Mọi sự cho mọi người.

Đức Cha Cassaigne không chỉ gần gụi với người cùi, Người còn chấp nhận sự rủi ro trở thành một trong số họ. SauThánh Phaolô, Người đã trở nên MỌI SỰ CHO MỌI NGƯỜI ; thành người Việt-Nam với những người Việt ;thành người Thượng với những người Thượng ;thành người cùi với những người cùi.

Chúa Giêsu đã hứa :ề ai cho một trong những kẻ bé mọn nầy một ly nước lã vì là môn đệ, thì sẽ không mất phần thưởng Ừ. Đức Cha Cassaigne hẳn đã thích người ta áp dụng câu nầy cho những tặng phẩm cụ thể nhất của cuộc sống thường nhật làm cho những người nghèo vì họ là những môn đệ. Không ai nghi ngờ Người đã nhận phần thưởng của Người trên trời, Người là kẻ đích thân phân phát cho những người cùi phần thuốc hút của họ trong các ngày lễ.

Một tình thương rộng lớn được Thiên Chúa thôi thúc.

Thế nhưng điều làm nên sự cao cả nơi Đức Cha Cassaigne không phải là việc Ngài phụ trách những người cùi, cũng không phải là Ngài lui về hưu dưỡng ở chổ họ. Quả thật, một số người đã coi Ngài như một vị thánh, trước khi Ngài đến sống với những ề con cái yêu dấu Ừ của Ngài và trước cả khi Ngài làm Giám mục. Hơn thế, khi bắt đầu cuộc đời thừa sai của Ngài, những người cùi đã chiếm một chổ chưa phải là cao nhất trong đời Ngài : là linh mục trước hết, Ngài được sai đi để rao truyền Phúc Aâm. Cuối cùng, có nhiều người khác cũng hiến thân chăm sóc người cùi, mà người ta vẫn không coi họ là thánh. Không phải hể chăm sóc người cùi, là thành thánh. Phải có MỘT TÌNH YÊU LỚN LAO được Thiên Chúa thôi thúc. Rất đông nhân chứng đã cảm nhận được tình yêu nầy nơi Jean Cassaigne.

Người cha và những đứa con phong cùi của Ngài.

Nét độc đáo của trại phong Di-Linh nằm ở chổ những người phong cùi lập thành một gia đình của Người Cha và ngôi làng như một tài sản riêng của gia đình. Trại Phong không phải là một bệnh viện cho những bệnh nhân vô danh, nhưng là một ngôi làng được hình thành bởi những gia đình ở chung quanh người cha của họ, tất nhiên là với các bệnh nhân. Kinh nghiệm nầy có thể là độc nhất vô nhị trong lịch sử. Nó không phải là công trình của một thầy thuốc, hay của một từ tâm bác ái, mà là của một người cha. Sự vĩ đại trong cách làm của chân phước Damien ở tại việc Người đến sống giữa những người cùi. Còn Cha Cassaigne thì lại trở nên người cha của những người cùi. Do vậy điều tư nhiên là Ngài để con cái Ngài gần bên Ngài, trong nhà Ngài. Ngài là người cha và họ luôn là “con cái của Ngài “. Ngài không bao giờ gọi mình là “tông đồ”người cùi, mà là “cha” của họ, chắc hẳn là bởi vì mối dây liên kết Ngài với những người cùi là một thực tại có trước cả sứ mạng thừa sai, tóat ra từ lòng nhân bản chung, mà cội nguồn là Cha chúng ta ở trên trời. Sau một thời gian dài vắng mặt vì bệnh tình, Đức Cha Cassaigne đã hạnh phúc khi tìm thấy lại những người cùi của Ngài. Ngài viết câu nầy chứng tỏ họ trở thành lẽ sống của Ngài : “Một người cha sẽ ra sao nếu không có con cái ?”

Hơn nữa, Cha Cassaigne không quên rằng những người cùi cần đến các bà mẹ. Vì thế, theo như Ngài nói, Ngài tìm cho họ “những tâm hồng đồng cảm hơn là tâm hồn của một người đàn ông, để an ủi những cảnh lầm than nầy, những trái tim người mẹ, các nữ tu”.

Sự đau khổ

Bệnh phong cùi chiếm một vị trí lớn trong Phúc Aâm như là khuôn mặt của tội lỗi. Sự cứu rỗi do Chúa Giêsu đem đến chữa lành tâm hồn tội nhân, cũng một thể thức như các phép lạ chữa sạch bệnh phong khỏi thân thể. Đức Cha Cassaigne chấp nhận và chịu đựng bệnh nầy trong sự đợi chờ được gặp gỡ Chúa. Gánh lấy bệnh phong cùi là một cách sống ơn cứu chuộc trong sự chờ đợi thân xác sống lại để được hiển vinh. Đức Cha Cassaigne còn nghĩ rằng chịu đau khổ là một phần của cuộc đời một linh mục ngày ngày dâng hiến tế trong Thánh Lễ. “linh mục cảm nhận được mình là linh mục khi chịu đau khổ hơn cả khi hành động và thấy được Ngài phải là gì : hiến vật !”.

Kinh nghiệm của Cuộc Đại Chiến (thế giới lần II. ND)

Việc cận kề thường xuyêh với cái chết suốt trong Đại Chiến đã phàm nẩy nở trong Jean Cassaigne một sự can trường thể chất, dọn đường cho Ngài đương đầu với sô phận những người cùi và tình hình chiến tranh kéo dài ở Việt-Nam (Sàigòn bị dội bom ngay từ 1942). Hơn thế, nếu trong chiến tranh Ngài đã không làm nhiệm vụ của một y tá, thì Đức Cha Cassaigne đã không làm sao có được tầm nhìn đơn giản và rộng lớn của con người mà Ngài vẫn duy trì ngay cả khi phải đối mặt với sự lầm than tột cùng. Đức tin của Ngài đã làm cho lòng trắc ẩn của trái tim Ngài giản mở rộng đến những suy sụp đau đớn nhất. Giữa dự đau đớn thân xác và Thánh Thể (Chúa Giêsu chịu đau khổ nơi thân thề Người), sơi dây liên hệ chặt chễ dưới cái nhìn của tín hữu. Cũng như vậy giữa Thánh Thể (Chúa Giêsu hiến mình để cứu chuộc ta) và lòng trắc ẩn.

Chuyện vãn với Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể.

Đức Cha Cassaigne là một con người của cầu nguyện và ở trung tâm lời cầu nguyện của Ngài, là Thánh Thể – không chỉ trong hiến vật của Thánh Lễ, mà cả trong đối thọai thân mật với Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Bầu không khí của Làng phong đạo đức sâu xa, vì tất cả mọi người tụ họp nhau quanh người Cha đang cầu nguyện trước Nhà Tạm. “Quên đi kinh nguyện trước Thánh lễ – Ngài đã viết như vậy cho một vị thừa sai buông lõng cầu nguyện – là Bạn đánh mất một trong những giây phú êm ái nhất của ban mai sau khi dâng Thánh Lễ, những giây phút mà bạn sẽ không thể nào chụp bắt lại được trong cả ngày”.

Khi vị linh mục trẻ Cassaigne được người cùi nài nỉ, van xin Ngài chăm sóc họ, Cha hứa sẽ suy nghĩ lại. Chính gần bên Nhà Tạm mà Ngài tìm cách để giúp đỡ họ. Những kẻ khốn cùng nầy, bị kết án phải sống trong rừng như muông thú, là những con người được tạo thành theo hình ảnh Thiên Chúa và bằng sự chịu đau khổ của họ, họ là “hình ảnh của Đức Chúa Giêsu Kitô trên Thập giá”, Đấng hiện diện trong phép Thánh Thể.

Ống vố hay là Đức Bà ?

Những ai đến gần Chúa Giêsu, thì cũng đến gần Đức Bà. Đức Trinh Nữ Maria có một vai trò lớn lao trong cuộc đời của Cha Cassaigne. Người ta có thể thán phục cách kín đáo mà Ngài dùng để giải thích cho chúng ta rằng Ngài tin ở Đức Maria hơn là tin vào cái ống vố của Ngài. Đứng trước khó khăn Ngài cảm thấy khi lôi kéo người Thượng nghe dạy Giáo-lý nhờ thuốc lá, vị thừa sai trẻ nói về mình khi viết : “để che dấu sự cực lòng, ông Cha cho ống vố vào túi và lôi chỗi hạt ra, đinh ninh rằng chỉ có [Đức Mari]. Cửa Thiên Đàng mở cho Ngài tâm hồn của những kẻ đáng thương nầy”. Người viết tiểu sử của Ngài cũng ghi nhận một cách tinh tế rằng sự hiểu biết của Đức Cha Cassaigne về những tân khổ của Mẹ Maria đã nói lên đầy đủ sự thân tình của Ngài đối với Mẹ. Trong bài giảng ngày 15/8/1944, Ngài viết lại cuộc đời của Đức Nữ Trinh dưới dấu hiệu sự đau đớn con người, mà hơn ai hết Ngài hiểu đến tận ngọn nghành.

Một con người khiêm nhường và hết sức đơn sơ.

Sự chịu khổ đau có chổ của nó ở Di-Linh. Nhưng sẽ vô-ích nếu định làm cho sự buồn khổ của người khác thêm trầm trọng bằng cách khoe khoang sự khốn khó của mình. Cha Casaigne ưu tiên cho sự sống – chính Ngài là sự sống với tư cách là Cha. Ngài đề ra sự hiện hữu thường nhật trong gia đinh, được làm nên bằng việc làm như ở bất kỳ nơi nào khác, được biến thành đầy ắp nhưng niềm vui nho nhỏ và những trao đổi thân tình. Sư đơn sơ thẳng thắn của Ngài, không có những mắc-mứu trong tâm hồn, là sự đơn sơ của một con tim ngay thẳng và trong sạch, luôn vững vàng tin cậy phó thác nơi Chúa. Đó là sự đơn sơ của một vị thánh một cách nào đó đã ở trong phúc lành, hắc hẳn là vì Ngài đã sống Tám Mối Phúc Thật.

Sư khiêm nhường của Ngài khiến cho Ngài thỏai mái ở giữa các nhânvật tai to mặt lớn. Ngài thích những kẻ giống như Ngài hơn, những kẻ khiêm nhường và bé mọn, mà Ngài khám phá những khía cạnh chói ngời nơi họ. Người rậm lông ngày xưa ở Verdun, đã luôn là một con người của hòa bình.

Ngôi làng của niềm vui

Ta tìm lại được tinh thần của Thánh Phanxicô Atxidi trong con người của Jean Cassaigne. Là hiện thân của Người Nghèo Atxidi (người ta gọi Thánh Phanxicô Atxidi là ề Poverelllo Ừ, người nghèo khó hèn mọn), Ngài tỏa rạng niềm vui. Niềm hân hoan dễ lan truyền của người gốc Gascogne, khi trở thành niềm vui Kitô-hữu của Tám Mối Phúc Thật, đã tràn ngập Ngôi Làng của Niềm Vui và là một suối nguồn hy vọng giữa sự khổ đau : khi hy vọng còn đó, thì đau khổ sẽ mặc một khuôn mặt khác.

Niềm vui của con người có tâm, vốn đã mục kích mọi lầm than của kiếp người (ngay từ Thế Chiến thứ I) và đã hiểu hết mọi sự duới ánh sáng Phúc Âm, sự sống cũng như sự chết. Ngài đã mất những ảo tưởng về những vinh dự lòai người, ngay cả với tư cách là người yêu nước nồng nàn và giám mục mang trọng trách về mặt tinh thần đối với cộng đòan Công-giáo ở Sàigòn, Ngài vẫn không thờ ơ với chúng.

Đức Cha Cassaigne là mẫu gương của niềm vui Kitô-giáo ở mọi hòan cảnh và tận cả trong thử thách : “Chịu đau khổ không ngăn trở ta hạnh phúc”, Ngài nói. Nụ cười muôn thuở trên môi đã được chú ý từ trước cả khi Ngài là Giám quản tông-tòa Sàigòn. Đức giám mục Đàlạt đã gửi đến với Ngài, lúc Ngài đã bị cùi, các chủng sinh hơi bị sa sút tinh thần, để nhờ tiếp xúc với Ngài, họ tìm lại được vui sống và ý nghĩa của ơn thiên triệu.

Ngôi Làng của Niềm Vui “là một thiên đàng hạ giới thực thụ”. Ngài khởi đầu ở trần thế Thành Thánh trên trời, nơi đó sẽ không còn khóc than. Đức Cha Cassaigne, chúng ta hy vọng điềj ấy, nay ngự ở trong Thành nầy.

* *

Ký ức về Ngài, ngày nay vẫn thế, là sự kính tôn ngưỡng mộ của những người rất khác biệt đa dạng và Ngài nổi tiếng về sự thánh thiện. Mộ Ngài, luôn đầy hoa tươi, là nơi cầu nguyện được lui tới nhiều. Thỉnh thỏang có những ơn được chữa lành bệnh. Những câu chuyện truyền tụng về Ngài. Hãy cầu mong Giáo Hội tuyên phong Ngài là ề thánh Ừ, để ủi an những người đang chịu khổ đau nơi thân xác, để thức tỉnh những ơn gọi thừa sai và để những kẻ yêu mến Ngài được hân hoan.

14. Ở XỨ “MỌI”

Ta hãy xem Đức Cha Cassaigne giới thiệu các bạn người Thượng của Ngài thế nào ở Vichy vào tháng 9/1950. Ngài không thêm mắm thêm muối. Nhưng tính hài hước trẻ thơ khiến ta đoán giọng Ngài nói diễn tả một sự gắn bó sâu xa và ý định làm cho ta yêu mến những anh em Thượng ấy.

Việc Ngài thuộc về một nền văn minh phát triển là một trợ giúp để làm nẩy sinh hoa trái các tài năng của Ngài ; nó để cho trách nhiệm – dựa vào đó chúng ta sẽ bị xét xử – hòan toàn làm vì sáng danh Chúa và vì ơn cứu rỗi thế gian.

Những người Thượng mà Đức Cha Cassaigne quen biết, chung chung là những con người hiền lành. Họ bị những cao trào phát triển xua đuổi cũng vì tính hiền dịu của họ. Do không bị nhu cầu nào thúc giục, họ chỉ cần những gì tối thiểu nhất cho cuộc sống. Dù vậy, được lương tri hướng dẫn và nhờ hành động của Thần Khí luôn tác động nơi tâm hồn mọi người có thiện tâm, người Thượng vùng Di-Linh đã biết rèn cho họ một xã hội lành mạnh. Họ thuộc về lớp chứng nhân cuối cùng của một lối sống khác : lối sống của trẻ thơ. Vì vậy Đức Cha Cassaigne yêu thương họ một cách dịu dàng, như người ta yêu mến những đứa con thơ bé nhất của mình. Ngài mỉm cười khi thấy họ sai lỗi, không phải để tán đồng các lỗi lầm ấy, nhưng vì Ngài thấy sự phong phú của tâm hồn họ.

Đức Cha Cassaigne không chỉ dừng lại ở nụ cười. Ngài đã cho họ những hiểu biết căn bản của một sự hiểu biết có tổ chức, nhất là Ngài đã đem cho họ ánh sáng, sức mạnh và ân sủng của Phúc Aâm. Bởi vì với bất kỳ ai, cần thiết phải biết Chúa Giêsu Kitô, để có được một sự hiện hữu đầy tràn nhân bản và nhận được ơn tha thứ các tội lỗi trước khi đón nhận phúc lộc vinh quang trên trời.

Đọan văn sau đây tả lại tình hình cách nay 50 năm. Ngày nay, người Thượng đã biết thủ đắc những kiến thức và cách làm tân tiến nhất. Giữa họ, người ta thấy có 4 linh mục.

* *

“Tôi sẽ dẫn các bạn đi vào một xứ mà cuối thế kỷ trước [tk 19 – TLL] trên bản đồ Vùng Viễn-Đông chỉ ghi những hàng chữ : “ vùng đất hoang sơ” ; “các sắc dân bán khai”. Các bộ tộc Kohô, Mạ, Câu Sré, những sắc dân duy nhất mà tôi biết, hợp thành cái thị-tứ vùng Đồng-Nai Thượng, mà trung tâm là Di-Linh.

Người Kôhô hoặc người Mạ thì to cao, dáng thẳng và lực lưỡng. Không bao giờ gặp nơi họ những người lùn, những người còi cọc hoặc dị dạng. Chẳng có chút gì gần gụi giữa những con người có làn da màu gạch nầy với hàng xóm người Việt [Kinh] của họ.

Thuở ban đầu, bị dồn đuổi qua các thời kỳ bởi những kẻ xâm lăng, họ chắc hẳn là những nhóm cư dân đầu tiên của vùng nầy. Cách chung họ duy trì tín ngưỡng duy linh và thờ các thần linh thượng giới và hạ giới.

“Những người mọi rợ “, người ta sẽ cho là vậy ; có thể, là vì họ vẫn còn trong giai đọan được gọi là nguyên thủy. Cũng còn cần phải xác quyết là ề sự mọi rợ Ừ nầy, xét theo một số khía cạnh nào đó, không vượt trên “nền văn minh khai hóa “của chúng ta.

Nhân đây, xin đưa ra một chi tiết : khi một thầy mo chữa lành một bệnh nhân, ông ta phải được trả công một con gà, một con heo hoặc một con trâu, tùy theo mức độ bệnh nặng nhẹ. Chẳng còn gì công bằng hơn. Ngược lại, nếu người bệnh chết, thì chính thầy thuốc của anh ta phải cho gia đình, với tính cách bồi thường, một giải khăn, một ống vố hoặc một vòng đeo cổ mà người ta sẽ đặt lên quan tài. Bạn không thấy tập tục nầy là tuyệt vời hay sao ?

Tôi phải nói thêm rằng các thầy lang người Thượng còn phải học hỏi nhiều. Ví dụ, thay vì bắt mạch chẩn đoán cho người bệnh, thì họ cắt cổ gà kiểu như bói toán trong thời La Mã cổ đại và nhìn xem chân gà quay về hướng nào. Người ta tự hỏi họ có ở trong sự thật chăng. Cũng thế, khi thầy mo tin rằng người bệnh, trong đa phần thời gian, trước khi chịu đánh roi thứ mười lăm, phải cảm thấy khỏe khoắn hơn không thể chối cải được. Chí ít là người bệnh cũng hét lên, to đến nỗi người ta buộc phải tin như vậy.

PHONG TỤC TẬP QUÁN.

Những người sơ khai trên khắp thế giới giữ một kỷ niệm giống nhau về thời khởi đầu của nhân loại. Người Thượng, dù chẳng bao giờ tiếp xúc với các chủng tộc khác và chưa bao giờ nghe nói đến Kinh Thánh, nhưng họ truyền tụng đời nầy sang đời khác những câu chuyện về Đại Hồng-thủy, Tháp Babel, sự phân tán các chủng tộc, theo cách diễn tả các sự kiện và nhân vật của riêng họ. Chúng ta hãy xem họ kể thế nào về Đại hồng-thủy.

ĐẠI HỒNG THỦY.

Thuở xưa, theo khẩu truyền của người Thượng, trong các thời kỳ khởi nguyên, Milan (con chim mồi) cãi nhau với con Cua và dùng mỏ mổ mạnh đến nỗi con Cua bị thủng lưng. Con Cua muốn trả thù, nhưng làm sao nó có thể vói tới con chim Milan trốn trên các tầng mây ? Con Cua liền làm cho nước sông biển phình lên, đến nỗi nước dâng tới trời. Tất cả mọi sinh vật đều bị tiêu diệt, trừ hai con người trốn được vào một cái thùng lớn và nhốt theo với họ mỗi lòai vật một cặp.

Trận đại hồng thủy kéo dài 7 ngày 7 đêm : sau thời gian ấy, Vị Noé người Thượng nghe có tiếng gà mái gáy bên ngòai : đó là Yàng (thần linh) gửi con gà mái đến báo cho các tổ tiên biết họ có thể ra ngòai. Những con vật thấy cửa mở, bèn lợi dụng để chiếm lấy các cánh đồng.

CƯỚI XIN.

Việc cưới hỏi được cử hành trọng thể. Khế ước hôn-nhân, hành vi căn bản, được xem như một điều linh thiêng. Ly dị được chấp nhận, nhưng ly dị tốn kém ( phải bồi thường 6 con trâu cho bên gây lỗi), đến độ người Thượng phân vân trước khi đưa ra quyết định kiện tụng.

Người Kohô và người Mạ trung thành với chế độ mẫu-hệ. Luôn luôn các cô gái hỏi cưới các chàng trai và chàng ta bỏ nhà mình sau lễ hỏi, để đến ở nhà của vợ mình.

Nghi lễ hôn phối thành một ngày lễ hội lớn : người ta cầu khẩn các thần linh phù hộ cho đôi tân hôn : một lễ tế được tổ chức và sau khi tế lễ xong, người ta dùng máu của con vật bị tế – một con trâu non, một con heo hoặc một con gà – trộn với rượu gạo và sau khi đọc thần chú gọi các thần linh của tổ ấm mới, họ nhúng chân của cả hôn phu và hôn thê vào trong đó. Hôn ứơc được ký kết. Lễ hội kết thúc bằng việc uống rượu rất nhiều.

Khi cưới xin, cha mẹ chú rể nhận được từ cô con dâu một con trâu, những chiếc chiêng, ché, bù vào sự ra đi của con trai họ.

THỰC PHẨM.

Người Thượng, vốn bằng lòng với chút ít thực phẩm thường ngày, luôn vui vẻ đón nhận bất cứ thứ gì người ta giới thiệu. Nếu họ có được dồi dào cơm gạo cho bửa ăn rồi, thì họ rất ít quan tâm cái gì ăn kèm theo.

Dù vậy, xin đừng nghĩ rằng bàn ăn người Thượng luôn nghèo nàn như thế : những món ăn phụ thỉnh thỏang được đem ra cạnh hai món đầu tiên. Ví dụ, sẽ có canh rau, gồm hoa và lá rau muống ; thỉnh thỏang một con cá tươi kho chín, măng và đọt non, miếng khô nai, những con dế rang trong nồi. Còn nhiều món khác thuộc cùng loại và mùi vị ấy.

Bệnh chủ yếu của người Thượng là bệnh dạ dày, tái phát hằng năm, hai hoặc ba tháng trước mùa gặt : tôi muốn nói về cái đói kém. Người Thượng chẳng những chỉ sản xuất được rất ít lúa gạo, mà còn hy sinh một phần mùa màng để làm rượu uống.

SĂN BẮN.

Nếu như mâm bàn người Thượng dọn ra ngày thường chẳng có gì, thì xin chớ vội kết luận là họ luôn xa lạ với sự phong phú. Trong một xứ mà thú săn đầy dẫy, người dân cư biết tìm phần lợi cho bếp núc của họ. Người Thượng cũng chẳng chịu thua và họ dành phần lớn thời gian cho việc săn bắn và câu cá.

Các loại thú ở xứ nầy thuộc vào loại phong phú nhất. Ngoài các thú nhỏ, các thợ săn gan dạ còn săn được vô số cheo hoẵng, nai và lợn lòi. Cũng có ngày người ta gặp trong rừng một con hổ, một con báo vàng hoặc đen, một con gấu đen có vành khuyết màu trắng ở cổ ; những đàn bò rừng và cả voi. Trong các con thú nầy, dữ tợn và nguy hiểm nhất phải kể đến bò rừng và voi.

Ngày nay phải công nhận là ít nguy hiểm hơn khi lang thang một mình trong rừng rậm vùng núi, không như ngày trước cách nay chưa lâu khi vượt qua một số con đường huyết mạch thành phố Sàigòn, ngay cả giữa ban ngày ( vì những cuộc bỏ bom đánh phá).

Tôi xin kết thúc phần liệt kê nầy bằng con vật xấu xa nhất có thể gặp nơi xứ Thượng nầy, không còn bàn cãi nữa, chính là con muỗi, nhất là muỗi A-nô-phen, tác nhân truyền bệnh sốt rét rừng. Cho nên, cứ hể khi kể chuyện lụt Đại Hồng Thủy, thì tôi cứ có ý nghĩ là Oâng Noe đã có thể tránh, để đừng đem xuống thuyền lũ muỗi đáng nguyền rủa nầy.

NHÀ Ở.

Các ngôi làng người Thượng hoặc tựa vào rừng, hoặc treo ở sườn dốc. Nhà mái tranh, luôn xây trên cột cao, được nâng lên, để tránh bị thú dữ làm hại. Những ngôi nhà tranh người Thượng có cái dài từ 60 đến 80 mét, dùng làm chổ ở cho nhiều gia-đình. Nhà gồm có 2 cửa thấp, mỗi cửa một đầu. Không có cửa sổ và càng không có ống khói, bởi vì khói còn có nhiệm vụ xua đuổi muỗi mòng. Không có bàn ghế hay đúng hơn phên, chiếu và mấy cái bình thay cho các thứ bàn ghế. Phía trên sàn là người ở ; còn phía dưới trệt là gà vịt, dê và heo. Cửa của ngôi nhà thường có một lan can kèm theo. Một khúc gỗ được đẽo thành bậc cấp dẫn lên nhà. Nếu như người Thượng trèo lên leo xuống cái thang nầy rất dễ dàng, thì người Châu Aâu trái lại, rất dễ bị té lăn cù xuống dưới, nếu không cẩn thận.

CÁCH ĂN MẶC.

Người Thượng ganh đua về sự làm dáng, và sự bận rộn lớn nhất là việc căng cho tai dài ra để xỏ vào lổ những vật hết sức đa dạng. Được căng lớn vô chừng, có khi tai thòng xuống tới tận vai.

Một tập tục khác muốn rằng các qúy bà gia đình khá giả, đeo những vòng đồng từ mắt cá cho tới đầu gối. Do vậy, dù y phục hiếm hoi, những ngón kỹ xảo của qúy bà vẫn không thay đổi và sự đỏm dáng không mất quyền lợi ở nơi đây cũng như mọi chổ khác.

CÁC TẬP TỤC.

Người Thượng chỉ ề mọi rợ Ừ vì bị gọi tên như vậy. Các tập tục của họ chứng minh điều đó. Bất kể vị khách du lịch ngoại quốc nào đã đi qua một ngôi làng, miễn là cư xử như bạn hữu, thì sẽ chẳng thấy gì ngoài lòng hiếu khách thẳng thắn và thân tình của những cư dân núi rừng nầy. Chẳng những họ được lo chổ nghỉ ngơi tử tế, mà còn được phục vụ chu đáo, dĩ nhiên là theo kiểu người Thượng ! Mỗi lần như thế, ngay khi tới cửa, người ta bưng nước đến để bạn rửa chân, dọn cơm cho bạn ăn và để tỏ dấu hiệu thân thiện, họ còn khui cả ché rượu cần.

Người Thượng cũng ưa thích tự do như các thú vật trong rừng thẳm, nhưng không bắt chước các thói quen của thú vật.

Hôn nhân, như chúng ta đã nói trên đây, được họ xem như một điều linh thiêng. Tội ngoại tình bị trừng trị nghiêm khắi, phải bồi thường mười hai con trâu để chuộc lại. Người Thượng ước mong có được một gia đình đông đúc. Họ chăm sóc con cái cẩn thận và không bao giờ bỏ rơi chúng.

TÔN GIÁO.

Người Thượng tin vào sự hiện hữu của Một Đấng Tối Cao đã dựng nên đất trời, nhưng họ không đặt tên cho Người. Đấng ấy thưởng sự thiện và phạt sự ác trong một cuộc sống khác. Ngoài Vị Thần Linh Tối Cao ra, họ còn tin vào rất nhiều các vị thần, tương ứng với mặt trời, mặt trăng, sấm sét, cũng là những vị thần quyền năng gọi là Yàng.

Ở xứ Thượng, không tìm thấy một dinh cơ tôn giáo hay một đền chùa nào. Không có dấu vết đẳng cấp tư tế, trừ phi người ta coi như thế đối với các ông thày mo vốn được vấn kế khi có người đau ốm, khi có các biến cố xãy ra trong gia đình hay lúc gặp tai biến. Người Thượng chỉ dâng lễ cúng khi chôn cất cha mẹ và để làm an lòng các thần dữ vào các dịp gieo gặt.

LAO ĐỘNG.

Mỗi năm ba tháng bị thiếu hụt cũng chẳng ăn thua gì để nhắc người Thượng rằng sự tự do dĩ nhiên là tài sản qúy giá nhất, nhưng sống tự do lại chẳng thể nuôi ngừơi ta được. Người Thượng đi chơi đây đó rất nhiều và lê la hằng giờ. Họ săn bắn và đánh cá bất kể mùa nào và giữ khít khao ngày giờ cúng tế các thần linh.

Nhu cầu đã ít rồi, mà các mối bận tâm lại còn ít hơn và họ chẳng hề phàn nàn về sự nhàn rỗi của mình. Với lại, họ còn kể cho bạn nghe những điều các chuyện thần thoại dạy bảo họ. Từ ban đầu, quê hương của họ là trung tâm trái đất vì nó tương ứng với vị trí đặt Thiên đàng hạ giới (y phục người Thượng chẳng phải là vết tích cuối cùng đó sao ?). Cũng chính nơi đó những tổ tiên của lòai người cập thuyền sau Lụt Đại Hồng Thủy. Cuối cùng, đất đai phì nhiêu đã cấm ngăn các cư dân không được quá vất vả ; còn rừng thì đầy dẫy nguồn lợi không bao giờ cạn kiệt.

Công việc lớn lao và duy nhất chỉ gồm việc làm ruộng. Vào mùa mưa, tận sâu dưới thung lũng, người Thượng trồng lúa ruộng được dẫn nước tưới theo kiểu người Việt. Họ cày, xới và gieo sạ lúa, nhưng không cấy, bởi vì tổ tiên vẫn làm như vậy và sẽ thiếu sót nghiêm trọng đến việc thờ phượng phải có đối với tổ tiên, nếu như người ta thay đổi phương pháp.

Lúa rẫy đòi công sức chăm chút hơn. Sau khi đã chọn trong rừng một vùng thích hợp để gieo, vào một ngày đẹp trời, người Thượng đốt những đống cây đã chặt gom. Lúc đó, mặt đất sẽ phủ một lớp tro, mà những cơn mưa đầu tiên sẽ làm thấm vào lòng đất, chuẩn bị cho một vụ mùa tốt đẹp. Từ lúc ấy, đất đã sẵn sàng để đón nhận hạt giống gieo xuống. Dù chỉ được chuẩn bị sơ sài, nhưng lúa cũng cho gấp bốn năm mươi lần mỗi năm. Sau khi gieo khỏang sáu tháng, là đến mùa gặt.

Sau mùa gặt, người Thượng gieo bắp, nhưng cũng chẳng bỏ công sức chăm nom gì hơn. Chính bắp ngô sẽ giúp hàn gắn cái đói giáp hạt, khi nguồn lương thực bị cạn kiệt.

Sau hết, người Thượng cũng trồng thuốc lá. Phải thú nhận rằng hương thơm của sợi thuốc người Thượng ít giống với mùi thuốc ta vẫn hút, dù là lọai kém nhất. Nhưng thói quen hút thuốc đã thành bản chất tự nhiên và đàn ông cũng như đàn bà, con trai cũng như con gái, ông bà lão cũng như trẻ em, tất cả mọi người đều hút thuốc. Đứa nhỏ còn đang ẳm trên tay, thỉnh thoảng nhả vú đang bú, để ngậm ống tẩu của mẹ nó và hít một lúc vài ba hơi.

Thật là xứ sở hạnh phúc và người dân xứ sở nầy thật khôn ngoan ! Sinh ra là trẻ thơ như mọi con người, nhưng chỉ có người Thượng là sẽ lớn lên như trẻ thơ và chết như thế. Nếu có thể trách cứ họ vì đã quên điều răn Kinh Thánh : “ngươi hãy làm việc để kiếm của nuôi sống”, thì ta phải thán phục, vì họ thực hành dễ dàng điều dạy nầy : “nếu các ngươi không hóa nên như trẻ nhỏ, các ngươi sẽ chẳng được vào Nước Trời”.

15. NHỮNG LÁ THƯ TỪ NAM-KỲ

Sau đây là những đọan trích từ thư tín của Đức Cha Cassaigne, mà không lúc nào vắng chất hài hước. Trước hết một lá thư gửi chocác anh em họ hàng viết tại Di-Linh, ngày 26 tháng 11 năm 1933. Ngài vừa từ Pháp trở lại sau thời gian nghỉ ngơi, mà Ngài cố rút ngắn tối đa.

Anh Chị thân mến,

Chị Jeanne đã có lý khi mắng tôi đã lâu rồi chẳng gửi tin tức của tôi cho Anh Chị. Nguyên nhân thì luôn là vậy : trước hết bận bịu vô khối công việc, và rồi cái sốt rét “chết tiệt” trong nhiều tháng qua từ chối buông tha tôi !!! Ông bác sĩ có lý, khi nói rằng lẽ ra tôi phải ở nán lại Pháp 5 năm, nhưng nếu mà như thế, thì tôi lại thành người suy nhược thần kinh mất – điều còn tệ hơn – và ai sẽ chăm sóc anh em dân tộc thân yêu của tôi ? Đấng Tạo Hóa đã làm nên mọi sự tốt đẹp và người ta sẽ sống chừng nào người ta muốn, và rồi sau đó, chà ! chắc chắn sẽ có một chổ trống nhỏ nào đó trên thiên đàng để hưởng hạnh phúc trọn hảo, dành cho cái ông cha xứ bé nhỏ xứ Mọi và khi ấy, sẽ hết sức an tâm : hết sốt rét, hết lo lắng và như giáo dân của tôi hay mơ, sẽ có thuốc hút, rượu cần uống thỏa thuê.

Nhưng trong khi chờ đợi, phải giật dây cương [cho ngựa phi] và tôi hạnh phúc vì tôi có nhiều công-việc và là công việc tích cực sống động. Cho nên đối với tôi, thật sự là một hình phạt sám hối khi phải ngồi ở bàn giấy, để viết thư. Tôi nói thật đấy ! hoặc để dọn các bài giảng bằng tiếng Việt hoặc tiếng Thượng cho văn vẽ câu kệ. Không cần phải nói với Anh Chị là, để trổ tài hùng biện, tôi chẳng cần phải tìm cảm hứng nơi Bossuet hay Lacordaire, nhưng điều cốt yếu là bổn đạo của tôi hiểu hết được những gì tôi nói !

Đây là thời dụng biểu của tôi : mỗi tuần ba lần, tôi là y tá của Làng Cùi ; ba buổi sáng khác, tôi làm thợ mộc để nới nhà thờ ra lớn hơn, vì bây giờ nó đã trở nên quá nhỏ ; buổi trưa, tôi ngủ, đọc sách kinh và từ 2 giờ chiều, Ông Cha Xứ tiếp khách, Ối trời, các khách hàng chẳng hề thiếu : thăm khám bệnh nhân, xét xử những vụ việc nho nhỏ, giải tội, v.. v… Vào 5 giờ, tôi nhảy lên xe đạp và đi dạy giáo lý cho anh em Thượng và các người Việt ; 6 giờ, trở về lại nhà, là thời gian đến kể cho Chúa nghe những biến cố trong ngày, lần chuỗi. Rồi là đến bửa ăn tối do đầu bếp 14 tuổi nấu dọn, song anh chàng nấu ăn nầy lại luôn tìm cách đánh đổ tất cả mọi lý thuyết nấu nướng quá khứ, hiện tại và chắc chắn là cả tương lai.

Đó là công việc của 6 ngày và như Đấng Tạo Hóa nghỉ ngơi ngày thứ bảy, tôi cũng làm như vậy vào ngày Chúa-nhật và đi săn những chú hoẵng, gà rừng và một vài thứ ăn được đầy dẫy quanh nơi tôi ở.

Cuối cùng, giữa những khỏang thời gian ấy, tôi tự cho phép mình lên vài cơn sốt, cũng là dịp để nằm nghỉ. Ngày tháng qua đi thật mau chóng và vui vẻ, tôi thấy lòng mình thỏa mãn vì có những ngày sống từ sáng đến tối thật tròn đầy.

Năm tới, sau ngày Tết Việt-Nam, vào khoảng giữa tháng Hai, Đức giám mục của tôi đã hứa sẽ cho tôi một cha phó người bản xứ. Như vậy chúng tôi sẽ có hai người cùng làm việc và sẽ có hai người cùng sốt rét. Như thế sẽ thấy được an ủi hơn.

Cám ơn Jeannot vì 100. 000 nụ hôn mà anh ấy gửi cho tôi. Tôi chưa bao giờ nhận một lúc nhiều như vậy. Tôi gửi lại cho anh ấy 5 lần hơn thế và nhờ anh phân phát cho Bố, Mẹ, Paillet và Dédé. Hôn tất cả với rất nhiều âu yếm.

JEAN

THƯ GỬI CHO CỤ THÂN-SINH.

Thư gửi cho thân phụ Ngài được viết thời gian ở Sàigòn, chiến tranh hòanh hành. Marguerite (Cassaigne) là vợ sau của thân phụ Đức Giám mục.

TÒA GIÁM-MỤC SÀIGÒN

180, Phố Richaud

Điện thoại : 20. 828

Sàigòn, ngày 30 tháng 3 năm 1948.

Bố thân yêu,

Con viết thư cho Bố sau ngày Lễ Phục Sinh tổ chức rất đẹp ở Sàigòn : những nghi thức đẹp đẽ với sự tham dự của rất đông giáo dân. Lễ nào ở Nhà thờ chính tòa cũng hầu như chật kín người đủ loại, đủ chủng tộc và màu da Á châu đứng kề sát nhau ; trong khi đại bác thỉnh thoảng lại nổ và trời rất nóng, khí hậu mùa xuân của chúng con là như vậy đó. Ở đây người ta cảm nhận được một sự đổi mới Đức-tin. Con càng thấy điều ấy trong những lần đi kinh-lý ban phép Thêm Sức, mà con vừa làm ở vùng ngoại ô Sàigòn. Ở những nơi đó, người ta ghi nhận một phong trào trở lại đạo to lớn rất khích lệ. Quả là từ hai năm nay, dân số Saigòn đã tăng gấp đôi. Theo kết quả cuộc điều tra dân số vừa rồi, thực hiện vào tháng hai nầy, thì dân số Sàigòn là 1.175.000, trong đó có 16.000 người Pháp, 800.000 người Việt, 300.000 người Hoa và số còn lại gồm đại biểu của mọi sắc dân vùng Viễn-Đông. Tuần qua, lần đầu tiên kể từ khi con từ Pháp trở lại, con đi tới một tỉnh cách Sàigòn 70 cây số, bằng xe hơi của con, nhưng lại có xe bọc thép vây quanh, trên một con đường bị chiến tranh tàn phá và hầu như ở mọi khúc quanh đều có lô-cốt trang bị súng máy canh giữ. Đi kiểu nầy chẳng thích thú chút nào, nhưng không thể làm gì khác hơn.

Hôm qua, thứ hai tuần bát nhật Phục-Sinh, con đã đi ban phép thêm sức trong một vùng mà năm ngóai cò là một góc tồi tệ nhất của vùng ngọai ô, một giáo xứ Việt-Nam lớn ở phía cảng biển. Cho tới bấy giờ, cái góc ấy vẫn còn được bình định rất tốt. Hôm qua, mọi sự diễn ra tốt đẹp, chẳng cần có lính tráng gì hộ tống. Sau nghi lễ, con còn được mời uống sâm-banh do các giáo dân đãi và đó là lần thứ ba trong hai ngày, người ta tiếp đón con bằng sâm-banh, bởi vì người Việt-Nam cho rằng không thể tiếp một người Pháp, mà không đãi sâm-banh. Người ta làm như vậy trong các buổi tiếp-tân chính-thức và các giáo-dân làm theo khi họ đón tiếp giám-mục. Ồ, Bố cứ yên tâm, không phải trong rừng đâu, mà trong các giáo-xứ ở thành phố và vì từ khi trở về lại, con đi ban thêm sức trong tất cả các giáo-xứ ở Sàigòn và vùng ngọai ô, khắp nơi con đều uống loại rượu vang nước ta, một điều rất tuyệt cho bệnh sốt rét. Thứ năm tới, và, than ôi, điều ấy xãy ra quá thường xuyên, sẽ lại có một buổi tiếp tân dành cho Chính phủ Nam-Kỳ, rồi lại…Sâm-banh. Chẳng có tuần nào mà con không bị buộc phải xuất hiện và trong khi ấy, cái chiến tranh kỳ khôi vẫn tiếp tục, gây ra chết chóc thương tâm.

Ôm hôn Bố thật mạnh và cả Marguerite nữa, Bố yêu dấu.

JEAN CỦA BỐ

THƯ GỬI MARGUERITE CASSAIGNE (vợ kế của bố Ngài)

Sàigòn, ngày 9 tháng 6 năm 1953.

Marguerite thân yêu,

Con vội trả lời thư Dì của viết ngày 3 tháng 6. Con vẫn luôn rất bận bịu, nhưng có những thời kỳ mà con chậm trả lời các thư tín nhận được, ấy là khi con đi kinh lý nhiều ngày và lúc về nhà, nhìn thấy một đống thư, đúng là khổ hình.

Trong tháng 5 và đầu tháng 6, con đã đi hàng trăm cây-số trên các con đường của Miền Nam Việt-Nam, đáng kể nhất là rất nhiều lần đi ban Bí-tích thêm sức ở Miền Tây và vùng giáp ranh ề đồng tháp mười Ừ, trong các cộng đòan Kitô-giáo ở đó các tín hữu tụ tập lại, nhờ được bình định an ninh.

Con giữ được một kỷ niệm êm đẹp về một lần đi kinh lý vào cuối tháng năm, lúc con thấy lại Đức tin thật sống động của hàng ngàn người từ lâu bị bỏ rơi. Con cũng giữ một kỷ niệm ề cháy bỏng, khát khao Ừ, vì nhiệt độ như đang ở sa mạc Sahara, nhất là tại một giáo xứ mà con ban thêm sức cho 350 người vào lúc hai giờ rưỡi chiều, trong một nhà thờ đông nghẹt, thắp vô số đèn cầy, rất nhiều đèn sắp thành dãy trên bàn thờ và nhiệt độ hẳn phải dao-động trong khỏang 45 o. Con đã chọn giờ nầy, vì sau nghi lễ kéo dài 2 tiếng đồng hồ, con sẽ còn phải đi 120 cây số bằng xe hơi và vì con đường ban ngày được canh gác, song ban đêm không được đi lại sau 18 giờ 30. Mặc dù nóng sốt, mọi sự diễn ra tốt đẹp.

Thưa Dì Marguerite yêu dấu, xin Dì hãy tha lỗi cho vì để lâu không trả lời thư Dì, nhưng, như ông thượng sĩ tốt bụng hay nói với con ề người ta xâu xé con Ừ và con chẳng phàn nàn điều ấy đâu. Oâm hôn Dì thắm thiết, con xin Dì hãy tin ở lòng yêu mến sâu xa của con đối với Dì.

JEAN

THƯ GỬI MARGUERITE CASSAIGNE, từ Sàigòn.

Ngày 11 tháng 6 năm 1954.

Dì Marguerite thân yêu,

Sua một cuộc du hành kéo dài 12 ngày trên Cao Nguyên trở về, con đã là nạn nhân của một biến cố bi-hài buộc con phải tĩnh dưỡng hai tuần lễ. Con đã bị một con chó dại cắn trúng. Vào buổi sáng ngày 20 tháng 5, con đã tìm thấy một con chó con lẫn trốn dưới bàn làm việc của con, trên lầu củaTòa giám-mục. Vừa giơ tay định ẳm nó, thì nó cắn con ngay ở tay. Khi anh giúp việc của con định bế nó lên, con chó cũng tìm cách cắn anh ta. Vậy là cả nhà nhào vô, trói gô chú chó và mang tức khắc tới Viện Pasteur.

Người đứng đầu Ban chống bệnh dại tuyên bố ngay với con, rằng con chó rất đáng ngờ và anh tài xế của con và cả con phải bắt đầu việc chữa trị,gồm 25 mũi tiêm huyết thanh phòng dại. Ngày hôm sau đó, con chó chết và cuộc khám nghiệm cho thấy nó thật sự bị dại.Con đã theo việc chữa trị, mà hai tuần đầu làm con rất mệt, đánh thức bệnh sốt rét muôn thuở của con. Hôm nay con kết thúc mũi tiêm thứ 25 và từ sáu ngày nay, chẳng những con hết mệt nhọc,mà trái lại, còn thấy ăn ngon miệng lại và trong người rất khỏe.

Ở Viện Pasteur, con gặp Tướng Chỉ Huy quân đội Pháp tại Miền Nam Việt Nam, cũng đang theo chữa trị bệnh dại, vì ông ta bị một con mèo cắn. Nhưng điều tức cười, đó là ông tường nầy đã không thể tìm thấy được con mèo. Khi ông giám-độc Viện Pasteur yêu cầu cho tìm con mèo, để xem nó có bị bệnh dại chăng, thì người ta thấy nó ở trong nhà bếp, nhưng mấy người giúp việc đã cho con mèo vào nồi nấu để nhậu. Oâng tướng nổi cơn thịnh nộ, vì dù không có ác ý, họ đã dọn món hẩu nầy cho ông tướng thưởng thức. Con cứ cho là mình đã thấy hết mọi sự. Nhưng không, trong xứ sở nầy, người ta luôn có một cái gì đó để chịu đựng và một điều nào đó để học hỏi. Dù có ra sao, thì một lần nữa, Thiên Thần Hộ Thủ của con đã làm tròn nhiệm vụ của Người.

Một việc phiền tóai hơn đã xảy ra với con vào tuần vừa rồi. Trong đêm ngày 2 tháng 6, Việt-Minh đã làm nổ tunh một kho lớn thuốc nổ, nằm ở một trong các giáo xứ của con cách Sàigòn 6 cây số. Từ 3 giờ sáng cho đến chiều, những tiếng nổ mạnh làm rung chuyển Saiụgòn, làm nhiều cửa hàng buôn bán bị vỡ rất nhiều kính. Nhưng tại hiện trướng thì cả một thảm họa : thánh đường, nhà xứ, trướng lớp,v.. v.. đều bị thổi bay, gây ra hàng triệu đống đổ nát. May thay, năm linh mục của công đòan Kitô giáo nầy, các nữ tu, giáo dân, hiuểu ngay từ tiếng nổ đầu tiên, nên đã chạy thóat thân, bỏ lại tất cả, cho nên chỉ có 10 nạn nhân. Và đó là lần thứ hai công đòan nầy bị phá họai, bởi vì kho đạn nầy đã nổ tung một lần vào ngày 31 tháng 8 năm 1952, làm con tốn 7 triệu. Mọi người đều đã chán ngấy cuộc chiến đáng buồn nầy.

Con ôm hôn Dì với tất cả sự âu yếm thắm thiết.

JEAN

Trong thư từ liên lạc của Ngài, Đức Cha Cassaigne rất kín đáo, không để lộ về Ngài. Ngày 23 tháng 12 năm 1954, bốn ngày sau khi khám phá ra dấu hiệu bệnh cùi trên da, Ngài viết cho bà mẹ kế và nói về tình trạng sức khỏe của Ngài như sau :

Dì Marguerite yêu qúy,

Con muốn chúc Dì được một năm mới bắt đầu tốt đẹp và êm dịu biết bao, Phần con, con rất khỏe và con dám nói là ngày càng khá hơn, vì gánh con càng nặng, thì ân sủng con nhận được càng nhiều, để có thể chu tòan. …] Trong những lần đi thăm những vùng giành lại được, nhìn thấy Đức Tin (của những người Việt)sống động mức ấy, con đã không nén nổi xúc động, và nhất là tuần vừa rồi, con đã không thể cầm được nước mắt. Oâi Việt-Nam yêu dấu và thắm đẹp, Thiên Chúa không thể bỏ rơi đất nước nầy.

Vấn đề người di cư Miền Bắc giải quyết từ từ, bời vì chẳng dễ dàng gì cho tái định cư đông đảo những người bần hàn như thế. Những người nầy cũng nêu gương sáng đức tin, vì họ đã bỏ lại tất cả, chỉ vì muốn giữ nguyên vẹn đức tin Công-giáo của họ. Người tìn hữu di cư ở Miền Nam nay khỏang hơn 400.000, với hơ 600 linh mục, bằng ấy cho con một giáo phận quan trọng, nhưng cũng lầm than biết bao.

Hôn Dì thắm thiết, với tất cả tấm lòng thừa sai của con.

JEAN

Thư viết ngày 10 tháng Giêng năm 1960, sau khi Đức Cha về ở hẳn tại Di-Linh.

Những bệnh nhân phong cùi yêu qúy của tôi, nay đã là 210 người, càng ngày càng tỏ ra yêu thương và được yêu thương và ở bên họ, tôi nếm cảm được nhiều an ủi và niềm vui hơn là tôi gặt hái được trong 15 năm ở Sàigòn. Rất đạo hạnh, họn gồm 14o người Công-giáo và chừng 50 tân tòng và hết thảy bọn họ đều có được sự sốt sắng của trẻ thơ. Mỗi Chúa nhật, có khỏang 120 người rước lễ và các ngày trong tuần thì mỗi hôm có khỏang 30 người chịu lễ. Họ sống gần như một cộng đòan tu sĩ ; hơn nữa, họ hơn hở và vui tươi và giữa họ có sự thuận thảo tuyệt vời. Đó là một thiên đàng hạ giới và tôi chẳng khi nào tạ ơn Chúa đủ, đã cho tôi được ân phúc về lại ở giữa họ.

Lá thư sau đây là thư Ngài trả lời câu hỏi của một chàng trai 17 tuổi, sinh ở Grenade, đang suy nghĩ về chức linh mục.

Di-Linh, ngày 26 tháng 2 năm 1965.

Anh Bạn thân mến,

Rất cám ơn về lá thư dễ thương của con, mà Cha cố gắng trả lời tốt nhất có thể, theo những câu hỏi của con.

1. Cha đã thụ phong linh mục ở Chủng Viện Hội Thừa Sai Paris, ngày 19 tháng 12 năm 1925 và được tấn phong giám mục tại Sàigòn ngày 24 tháng 6 năm 1941.

2. Kể từ khi rước lễ lần đầu và sau khi mẹ cha, là người khích lệ ơn gọi của cha, qua đời, cha luôn ao ước được làm m65t linh mục thừa sai. Cha còn cả thú nhận rằng, trong chiến tranh 1914 – 1918 mà cha đi lính 5 năm, trong khi cha đang là chủng sinh, thì điều cha sợ nhất không phải là bị giết chết, mà chỉ sợ bị thương nặng, đến mức nga7n không cho cha tận hiến cho các xứ truyền giáo.

3. Phải nói thật là cha chưa bao giờ bị thất vọng, trừ cái lần sau khi chịu chức linh mục, cha nhận bài sai đi làm nhiệm vụ ở Sàigòn. Ở trong chủng viện Hội Truyền Giáo Paris, ai cũng mơ những rừ rậm, những người bán khai và ở Viễn Đông thì rất nhiều những cái đó, bởi vì giờ nầy cha đang ở giữa họ. Vậy màcha lại bị sai đi tới Nam Kỳ, mà thủ đô Sàigòn vốn là viên ngọc Viễn Đông. Thế là tan mộng rừng rậm. Cha lầm to, vì sau khi học tiếng Việt trong một tỉnh ở phía Đông Nam Kỳ, giám mục của cha đã phái cha vào trong rừng Việt-Nam, nơi những người ề mọi Ừ, từ mà tiếng Việt có nghĩa là ề mọi rợ Ừ. Chính ở nơi đó, mà sau khi từ chức giám mục Sàigòn, Chúa đã cho phép cha được trở về lại và còn hơn thế nữa, được ở giữa những người cùi thân yêu của cha.

4. Cha đã được biết đến những niềm vui lớn lao nào ư ?Chúa ơi, cha không thể kể hết từng chi tiết cho con nghe, bởi vì Cha đã gặt hái được suốt trong 39 năm sống đời thừa sai của cha. Trước tiên, sau 3 năm ở Di-Linh, khi Cha được niềm vui lớn lao là rửa tội cho một tân tòng người Thượng, ngày 19/3/1930, một thanh niên 20 tuổi, luôn sống đời tín hữu hết sức tốt lành và chính anh ta đã làm cho cả nhà, rồi cả làng trở lại đạo.

Rồi những lần ban phép rửa tội, những khi cho rước lễ lần đầu, những khi giúp anh em chết lành, bởi vì cho tới ngày Cha được nâng lên hàng giám mục, thì Cha đã có được vinh dự rửa tội 1.111 người trong vùng Di-Linh, rồi trao lại cho vị linh mục kế thừa tiếp tục công việc.

Sự trở lại Trại Cùi của Cha vào năm 1955, cha chưa bao giờ được hạnh phúc đến thế và kể từ đó đến nay, cha vẫn hạnh phúc.

5. Cha có gặp những lúc khó khăn không ư ? – Hẳn là trong đời người, ai cũng gặp những khó khăn, ngay cả với một linh mục, ví dụ như khi Cha Chauvel, vị linh mục kế nhiệm Cha ở Di-Linh, một thừa sai lỗi lạc 30 tuổi, đã bị Việt-Cộng sát hại gần nhà Ngài. Trong 15 năm cha ở Tòa Giám Mục Sàigòn, thời kỳ Nhật chiếm đóng và Việt Cộng khởi nghĩa, đã hai lần Việt-Cộng lên án tử cho Cha. Còn buồn phiền ư ? – trong những khi lên cơn sốt rét, vì trong nhiều ngày Cha không thể nào dâng Thánh Lễ, hoặc là bệnh đau cột sống, mỗi khi đến mùa khô, ngăn không để Cha lên bàn thờ dâng lễ. Do vậy, cha chỉ có duy nhất một nỗi buồn phiền, là khi không thể dâng Thánh Lễ. Sự đau đớn không ngăn cản cha được hòan tòan hạnh phúc ; người linh mục thấy mình “linh mục” – và điều mà linh mục phải trở nên : hiến lễ – trong lúc chịu khổ đau, hơn là khi hành động. Tóm lại, nếu phải bắt đầu lại cuộc đời của một thừa sai trong 39 năm, trong đó 24 năm ở với người Thượng và 15 năm ở Tòa Giám Mục Sàigòn, như Cha đã sống, với những buồn phiềnmđau khổ và những niềm vui mênh mông, thì Cha sẽ chẳng do dự một giây nào cả và Cha lại sẽ ra đi lần nữa.

Hỡi Bạn nhỏ thân yêu, Cha chúc cho con, trong cuộc sống linh mục sau nầy, cũng sẽ được hạnh phúc như Cha đã và đang được. Hiệp nhất trong lời cầu nguyện và hãy tin tâm tình yêu mến của Cha đối với con trong Chúa Giêsu.

+ JEAN CASSAIGNE

Sau đây là suy-nghĩ của Đức Cha Cassaigne, lúc ấy bệnh đã rất trầm-trọng, về cách kết thúc cuộc đời của Ngài (viết 1966).

Trại Cùi là một ốc đảo yên tĩnh và bình an. Cùng với 300 bệnh nhân của tôi, trong đó 210 người đã nhận bí tích thanh tẩy, tôi không còn vấn đề gì cả. Tôi kết thúc cuộc đời trong đẹp đẽ.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây