- Người Huynh Trưởng là tấm gương để các em thiếu nhi noi theo. Do đó, Huynh trưởng cần phải xây dựng chính mình
II. TƯ CÁCH NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG
- Huynh trưởng là người tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu ở trần gian để trông coi, hướng dẫn và giáo dục các em.
- Huynh trưởng còn là người đứng đầu đơn vị, có trách nhiệm trực tiếp trên đoàn sinh.
- Đường dẫn tới hư vong là đường thênh thang, đường về chân lý là đường hẹp. Làm Huynh Trưởng là bước vào con đường hẹp.
- Để hoàn thành sứ mạng một cách dễ dàng, Huynh Trưởng phải có 3 phần hơn.
- Người Huynh Trưởng là một người lãnh đạo nên phải có những đức tính của một nhà lãnh đạo.
III. ĐẠO ĐỨC NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG
- Cầu nguyện là tôn thờ Chúa, cảm tạ Người vì mọi ơn lành Người ban, cầu khẩn Người ban cho việc ta cần và xin tha thứ cũng như đền tội của ta.
- Cầu nguyện là hơi thở của người Kitô hữu. Cầu nguyện là tâm sự với Chúa, là nâng tâm hồn lên cùng Chúa với một cái nhìn yêu thương, là nói chuyện với Chúa và lắng nghe Chúa nói với mình.
“Khi các con cầu nguyện, đừng lo phải nói gì?
- Với sứ mệnh hướng dẫn các em thiếu nhi, người Huynh Trưởng phải biết lắng nghe đoàn sinh. Cũng như khi ta nói chuyện với Chúa, nên để Chúa nói với chúng ta.
- Là kết hợp với Chúa để trở nên giống Chúa hơn. Người Huynh Trưởng mà không coi thánh lễ và thánh thể là trung tâm của đời sống, chưa tham dự thánh lễ và rước Chúa mỗi ngày thì quả là một điều đáng buồn. Ước gì mỗi Huynh Trưởng hiểu rõ ý nghĩa và tầm cao trọng của thánh lễ và thánh thể.
- (Thánh Phaolô nói: “Tôi sống không phải là tôi sống, chính Chúa sống trong tôi.”)
- (Kinh Huynh Trưởng: “ khi nào con hoàn toàn thuộc về Chúa, để Chúa làm mọi sự trong con.”)
- Nhìn thấy Chúa Kitô nơi người khác. Nếu người Huynh Trưởng biết mở con mắt linh hồn để thấy Chúa nơi người khác, nơi các em đoàn sinh, chắc chắn sự đối xử của Huynh Trưởng sẽ biến đổi và sự hy sinh theo như 14 mối thương người sẽ có ý nghĩahơn đối với người Huynh Trưởng.
(Tình yêu là một đóa hoa, sắc là dâng hiến hương là hy sinh.)
- Làm người khác nhận ra Chúa Kitô hiện diện nơi mình. Người Huynh Trưởng đeo chiếc khăn chính là đang làm tông đồ.
(Chuyện thánh Đa Minh Saviô, môn đệ thánh Phanxicô đi giảng đạo với thầy mình)
- Người Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể cũng cần phải tập các nhân đức mà người ta thường gọi là 12 nhân đức của Đức Mẹ.
IV. ÁP DỤNG
V. KẾT LUẬN
- Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể phải ý thức mình mang một sứ mệnh hướng dẫn và giáo dục đoàn sinh. Do đó, Huynh Trưởng phải luôn luôn tu luyện để có một tư cách và tác phong đứng đắn, một đời sống đạo đức, một tầm hiểu biết sâu rộng và các đức tính tốt.
- Là người có sứ mạng đem các đoàn sinh đến với Chúa, người Huynh Trưởng phải là một tấm gương sáng và dám nói như thánh Phaolô đã nói: “Hãy bắt chước tôi như tôi bắt chước Chúa Kitô.”
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG VÀ LÒNG TỰ TIN
Để có thể lãnh trách vụ đào tạo Thiếu Nhi thành những công dân tốt của xã hội và của
nước Trời, người Huynh Trưởng phải có đủ bản lãnh và tư cách. Nếu không thì chính
lối sống bừa bãi, vô trật tự, thiếu luân lý, yếu đuối trong tình cảm, bạc nhược và kém
tự tin... sẽ làm hỏng cả cơ đồ giáo dục. Khóa này sẽ chỉ bàn về lòng tự tin của người
Huynh Trưởng mà thôi. Muốn tạo cho mình thành một người có lòng tự tin, các Trưởng nên nhìn lại thế nào là ‘TỰ TIN’.
TỰ TIN (Self-confidence): Là tin vào khả năng của mình (reliance on one’s capacities).
Là cảm thấy đảm bảo về những tài năng của mình (they feel sure of their abilities).
Như thế thì TỰ TIN không đồng nghĩa với TỰ KIÊU, vì TỰ KIÊU là tự cho mình hơn
mọi người khác nên đi đến thái độ khinh khi người khác. Còn TỰ TIN là tin tưởng rằng
với khả năng thật của mình cùng với sự cộng tác và hỗ trợ của người khác, mình sẽ đạt được điều mong muốn.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ LÒNG TỰ TIN:
1. Phải có khả năng thật sự. Ví dụ điển hình về chữ TRUYỀN theo Hán Việt. Chữ
TRUYỀN gồm 2 chữ: là chữ NHÂN và chữ CHUYÊN, tạm lý giải là muốn
truyền đạt bất cứ điều gì cho ai ta phải cần đến một con người mà phải là một
con người chuyên môn.
2. Mà muốn có khả năng thật sự thì phải có lòng hiếu học. Phải tự mình tích cực
trau dồi kho tàng hiểu biết của mình.
3. Mà muốn có lòng hiếu học thì phải đủ khiêm tốn để nhận ra mình còn yếu kém
và dốt nát, cần phải làm lợi nén bạc Thiên Chúa đã trao cho.
4. Đồng thời cần đến lòng kiên nhẫn để tin rằng sau những thất bại là những cuộc
bắt đầu lại, chứ không bỏ cuộc vì nản chí.
5. Lúc nào cũng tâm niệm câu nói bất hủ của Chu Hy (Trung Quốc):
“Ở đời có 3 điều đáng tiếc, Một là: Hôm nay bỏ qua.
Hai là: Đời này không học.
Ba là: Thân này lỡ hư.”
VÀI ĐIỂM GỢI Ý:
1. Thay đổi cách nói tiêu cực thành tích cực. Ví dụ thay vì than van: Khó quá
trời! Thì hãy thành tâm nói: ‘Càng khó càng hay, hãy thử!’
2. Năng dùng những câu tự tin để tư-kỷ-ám-thị chính mình (auto suggestion) như:
‘Tôi có thể làm được nếu chuẩn bị chu đáo.’
3. Nhận những công việc vừa với sức mình để có thể chu toàn mỹ mãn.
4. Biết mời sự hợp tác của các Huynh Trưởng khác để cùng làm.
5. Chuẩn bị thật kỹ lưỡng công tác mình sắp thực hiện.
ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG
Trong nhiều lãnh vực xã hội cũng như đoàn thể, chúng ta đều để ý đến người đạo đức, mặc dù người tài giỏi vẫn được quý trọng. Trong lãnh vực tôn giáo, chúng ta càng để ý đến người đạo đức hơn.
Có đạo thì phải có đức. Đạo đức làm chứng cho đạo lý.
Đạo đức là gì? là những nguyên tắc, những luật lệ, những gì cấm làm, những gì buộc phải làm, những tiêu chuẩn để đánh giá, lý tưởng cần vươn tới, tinh thần cần thấm nhuần. Ai sống được như vậy thì được gọi là người đạo đức.
Người ta mến phục Hội ?oàn Thiếu Nhi Thánh Thể qua đời sống đạo đức của những Huynh Trưởng, của các em Thiếu Nhi.
Huynh Trưởng đạo đức là Huynh Trưởng “biết sống với”. Biết sống với mọi người, với mọi hoàn cảnh, với mọi môi trường, với các vấn đề và thách đố của đời sống. Biết sống với là khi làm việc chung, mình không gây hại cho người khác và Nước Trời nhưng luôn biết gây lợi cho người và Nước Chúa.
Muốn sống được như vậy, Huynh Trưởng cần có một đời sống đạo đức là một sống không ngừng phấn đấu với chính mình, không bị xiềng xích vào những thành kiến hẹp hòi, không bị áp lực bởi tính ích kỷ vụ lợi, không bị lừa dối bởi những ảo tưởng tự mãn, không bị sai khiến bởi những dư luận vô trách nhiệm, không bị ràng buộc vào những khuôn khổ cố định.
Huynh Trưởng đạo đức là Huynh Trưởng biết sống quên mình, coi mình chỉ là dụng cụ bé nhỏ của Thiên Chúa, chú tâm vào Chúa Kitô. Biết thận trọng trong những đánh giá về người, về công việc và tình hình. Thận trọng trong những chọn lựa đường hướng cho mình và cho hội đoàn mình.
Đời sống đạo đức của Huynh Trưởng là đời sống không để mình buông trôi, nhưng suy nghĩ, tỉnh táo, cân nhắc, nhìn thực tế cuộc đời dưới ánh sáng Lời Chúa, đọc Lời Chúa trong thực tại cuộc đời, vì Lời Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống của Huynh Trưởng.
Ánh sáng, sức nóng và khói của một cây nến đều ảnh hưởng đến môi trường chung quanh. Tương tự như thế, thái độ, hành động, lời nói của một người Huynh Trưởng đều ảnh hưởng đến các mối giây liên lạc với đoàn sinh, với phụ huynh, với mọi người chung quanh. Đời sống đạo đức của Huynh Trưởng như một phong cách thường xuyên bao trùm nếp sống của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Nguyện chúc mỗi Trưởng là một cây nến luôn cháy sáng rọi chiếu, lan tỏa Tình Yêu của Anh Cả Giêsu trong Xứ đoàn mình “đang sống với” và “biết sống với” mọi người trong Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Chúc các Trưởng thành công trong Nghề Trưởng.
Nguồn tin: TNTT Thánh Tâm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn