Một vài kiến thức về Đức Giáo Hoàng

Thứ ba - 26/07/2011 12:10

Một vài kiến thức về Đức Giáo Hoàng

Giáo hoàng là vị giám mục của Giáo phận Rôma, lãnh đạo tinh thần của các tín hữu Công giáo (tức là chủ chăn của toàn Giáo hội Công giáo Rôma) và là người đứng đầu quốc gia Vatican. Theo Giáo luật Công giáo Rôma thì giáo hoàng là người có quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp trên quốc gia Vatican.
Giáo hoàng hiện nay là Biển Đức XVI, người được bầu trong Mật nghị Hồng y vào tháng tư năm 2005.
Sắp xếp theo nhóm thời đại

Giáo hội Công giáo chia danh sách các giáo hoàng theo thời đại chứ không theo niên đại hay thế kỷ, ứng với những sự kiện quan trọng trong lịch sử giáo hội.

  • Thời đại Thánh Kinh (từ năm 30 đến 100 SCN): gồm năm vị giáo hoàng (thời gian trị vì trong ngoặc):
  1. Thánh Phêrô (32-67).
  2. Giáo hoàng Linô (67-76).
  3. Giáo hoàng Anaclêtô (76-88).
  4. Giáo hoàng Clêmentê I (88-97).
  5. Giáo hoàng Êvaristô (97-105).
  • Thời đại các Giáo phụ (từ năm 100 đến năm 600): Giáo phụ là những tổ phụ rất thông thái và thánh thiện, đã trình bày những giảng dạy của Kitô Giáo và diễn giải Thánh Kinh cho toàn thể giáo hội. Thời đại này gồm 59 giáo hoàng, từ vị thứ 6 đến vị thứ 64 (tức Giáo hoàng Grêgôriô I)
  • Thời đại Trung Cổ (từ năm 600 đến năm 1548): Hai sự kiện lớn nằm trong thời đại này là Ly giáo Đông - Tây và Cải cách Kháng cách. Thời đại này có tất cả là 165 giáo hoàng, từ vị thứ 65 đến vị thứ 219.
  • Thời đại Công đồng Trent (từ năm 1548 đến năm 1958): Đây là thời kỳ của việc củng cố lại và đem ra thi hành các học thuyết, được bắt đầu bằng Công Đồng Trent (từ 1548 đến 1570). Thời đại này có tất cả là 41 giáo hoàng, từ vị thứ 220 đến vị thứ 260.
  • Thời đại Công đồng Vatican II (từ năm 1958 đến nay): Thời kỳ này có 5 giáo hoàng, từ vị thứ 261 đến vị thứ 265:
  1. Giáo hoàng Gioan XXIII (từ năm 1958 đến 1963).
  2. Giáo hoàng Phaolô VI (từ năm 1963 đến 1978).
  3. Giáo hoàng Gioan Phaolô I (một năm 1978).
  4. Giáo hoàng Gioan Phaolô II (từ năm 1978 đến 2005).
  5. Giáo hoàng Biển Đức XVI (từ năm 2005 đến nay)
Ảnh Hưởng
Giáo hoàng là người duy nhất trên Trái Đất được bảo vệ bởi pháp luật của Liên hiệp quốc, đó là không một tòa án nào trên thế giới được xét xử Giáo hoàng một khi ông không muốn (không cho phép).Giáo hoàng có mọi quyền hành đối với Giáo hội Công giáo Rôma của mình trên khắp Trái Đất; là vị chủ chăn, người Cha tinh thần của toàn bộ hơn 1,3 tỉ người Công giáo Rôma.
có lẽ Giáo hoàng là người có vị thế nhất trên Trái Đất, tiếng nói của Giáo hoàng cũng là tiếng nói có uy lực, Giáo hoàng cũng là người được bảo vệ nghiêm nghặt nhất trên thế giới[1]. Bên cạnh khoảng hơn 100 lính canh Thụy Sĩ luôn túc trực, Giáo hoàng còn được bảo vệ bởi các cơ quan an ninh và phản gián như CIA, FBI... Khi ra nước ngoài công du, thì theo luật quốc tế, ông được bảo vệ bằng mọi giá bởi các cơ quan an ninh chuyên nghiệp của quốc gia mà ông đến.
Theo hãng thông tấn Reuters thì Giáo hoàng luôn được bảo vệ bởi 100 vệ binh và 2.000 cảnh sát, vệ sĩ, mật gián, gián điệp chìm. Một chuyến công du của Giáo hoàng phải mất tối thiểu hàng chục triệu đô la chi phí, và được coi là người tốn nhiều tiền nhất cho việc công du trên thế giới, hơn hẳn tổng thống các quốc gia. Và mỗi lần Giáo hoàng đi công du thì các cơ quan an ninh Vatican, và bộ nội vụ phải tính toán chuyến hành trình của Giáo hoàng trước đó nhiều tháng trời, thậm chí là nhiều năm.
Chỉ có duy nhất Giáo hoàng mới có quyền bổ nhiệm các giám mục đại diện tại các giáo phận.
Quyền Bính
Giáo hoàng với Triều thiên Ba tầng (Papal Tiara) tượng trưng cho việc cai quản, thánh hóa, chăm sóc các tín hữu. Gậy Mục tử (Crosier) tượng trưng cho quyền bính. Dây pallium được làm bằng lông cừu để nói lên Giáo hoàng là chủ chiên lành thay Chúa Kitô vác chiên trên vai; nhẫn Ngư phủ (Ring of the Fisherman) trên mặt có hình Thánh Phêrô đang đánh cá. Khi Giáo hoàng băng hà thì nhẫn đó được hồng y giáo chủ nhiếp chính đập vỡ đi để tránh giả mạo.


Các Giáo hoàng ở ngôi dài nhất


Danh sách các giáo hoàng có thời gian cai trị dài nhất được xác định từ các tài liệu lịch sử được thống kê như sau:

  1. Piô IX (1846-1878): 31 năm, 7 tháng và 23 ngày (11.560 ngày).
  2. Gioan Phaolô II (1978-2005): 26 năm, 5 tháng và 18 ngày (9665 ngày).
  3. Lêô XIII (1878-1903): 25 năm, 5 tháng và 1 ngày (9.281 ngày).
  4. Piô VI (1775-1799): 24 năm, 6 tháng và 15 ngày (8.962 ngày).
  5. Adrian I (772-795): 23 năm, 10 tháng và 25 ngày (8.729 ngày).
  6. Piô VII (1800-1823): 23 năm, 5 tháng và 7 ngày (8.560 ngày).
  7. Alexander III(1159-1181): 21 năm, 11 tháng và 24 ngày (8.029 ngày).
  8. Sylvester I (314-335): 21 năm, 11 tháng và 1 ngày (8.005 ngày).
  9. Lêô I (440-461): 21 năm, 1 tháng, và 13 ngày (7.713 ngày).
  10. Ubanô VIII (1623-1644): 20 năm, 11 tháng và 24 ngày (7.664 ngày).
Mặc dù một số tài liệu cho rằng Thánh Phêrô đã cai trị giáo hội trong khoảng 30 năm (sau 29 - 64? / 67?), Tuy nhiên tính chính xác của những tài liệu này thiếu tin cậy do vậy tên của ông không được thống kê ở đây.

Nguồn tin: sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây