100 Phép lạ Thánh Thể (Phần 4)

Thứ bảy - 14/07/2012 11:08

100 Phép lạ Thánh Thể (Phần 4)

Phép lạ Thánh Thể xảy ra tại Faverney, nước Pháp, không phải là một Bánh Thánh biến thành thịt hoặc chảy máu, nhưng là hiện tượng siêu nhiên vượt trên định luật của trọng lực.
Phép lạ Thánh Thể - Thế kỷ 17

1.    PHÉP LẠ TẠI FAVERNEY, NƯỚC PHÁP
Năm 1608


Phép lạ Thánh Thể xảy ra tại Faverney, nước Pháp, không phải là một Bánh Thánh biến thành thịt hoặc chảy máu, nhưng là hiện tượng siêu nhiên vượt trên định luật của trọng lực.
Tu viện có ngôi nhà thờ xảy ra phép lạ đã được thánh Gude thành lập vào thế kỷ VIII. Tu viện này sống theo qui luật thánh Biển Đức, và lấy tên là Notre Dame de la Blanche, Đức Mẹ Màu Trắng, để tôn vinh bức tượng nhỏ hiện nay vẫn đang được đặt trong nguyện đường ở bên phải của ca đài. Tu viện này lúc đầu dành cho các nữ tu, nhưng từ năm 1132 đã biến thành một tu viện nam.
Nếp sống tu trì tại tu viện này vào những năm đầu thế kỷ XVII không sốt sắng xứng bậc. Cộng đoàn vỏn vẹn chỉ có sáu tu sĩ và hai tập sinh. Để duy trì đức tin cho các tín hữu khi ấy đã bị suy giảm vì ảnh hưởng Tin Lành, các tu sĩ đã tổ chức những nghi lễ hằng năm, kể cả việc chầu kính Thánh Thể để mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và ngày thứ Hai sau đó. Để chuẩn bị cho dịp lễ, người ta đã lập một bàn thờ để đặt mặt nhật trước một khung lưới sắt được bài trí gần cửa vào của ca đài.
Năm 1608, các nghi lễ Chúa Nhật Hiện Xuống được rất đông tín hữu tham dự. Đến đêm, các cửa nhà thờ được đóng lại và các tu sĩ đang chuẩn bị về nghỉ ngơi, thì hai chiếc đèn chầu phựt cháy trước Thánh Thể vẫn đang được tôn trưng trên bàn thờ trong một mặt nhật đơn sơ.
Hôm sau, thứ Hai, ngày 26 tháng 5, khi ông từ tên là Don Garnier mở cửa nhà thờ, ông thấy nhà thờ đầy những khói mù và lửa đang bốc lên từ mọi phía của bàn thờ. Ông chạy vội đến tu viện để báo cho các tu sĩ, và họ lập tức cùng với ông ra sức chữa cháy cho nhà thờ. Trong khi các ngọn lửa đang bị dập tắt, một tập sinh mới 15 tuổi tên là Hudelot nhận thấy mặt nhật đang lơ lửng trên không – hơi ngả về phía trước, nhưng không chạm đến khung lưới sắt ở phía sau bàn thờ.
Tin tức về điều lạ lùng này nhanh chóng truyền đi, các dân làng và những linh mục từ những vùng chung quanh chẳng mấy chốc đã chật cứng nhà thờ. Các tu sĩ dòng Capuchin thuộc tu viện Vesoul cũng vội vã đến chứng kiến phép lạ. Nhiều người quì gối chầu kính trong tâm tình kính sợ trước mặt nhật đang lơ lửng, trong khi rất đông người nghi ngờ cũng đến để đích thân xem xét phép lạ. Cả ngày hôm ấy và suốt đêm không hề có giới hạn nào, những người hiếu kỳ được phép đi lại tự do trong khu vực này.
Sáng sớm thứ Ba, ngày 27 tháng 5, các linh mục từ các vùng lân cận thay phiên dâng các thánh lễ liên tiếp trong khi phép lạ vẫn tiếp diễn. Vào khoảng 10 giờ sáng, lúc truyền phép trong thánh lễ do cha Nicolas Aubry, cha sở họ Menoux cử hành, cộng đoàn nhìn thấy mặt nhật quay về góc thẳng đứng và từ từ hạ xuống bàn thờ đã được thiết lập để thay cho chiếc bàn thờ cũ đã bị hư hại trong cuộc hỏa hoạn. Mặt nhật lơ lửng như thế suốt 33 tiếng đồng hồ.
Sớm ngày 31 tháng 5, đức tổng giám mục Ferdinand de Rye đã ban lệnh thực hiện một cuộc điều tra. Người ta thu thập được 44 lời cung khai của các tu sĩ, linh mục, nông dân và dân làng. Hai tháng sau đó, vào ngày 30 tháng 6 năm 1608, sau khi nghiên cứu các lời cung khai và các tài liệu thu thập trong cuộc điều tra, đức tổng giám mục đã quyết định có lợi cho phép lạ.
Chúng ta hãy xem xét một vài chi tiết liên quan đến những phương diện của phép lạ.
Bàn thờ bị cháy trong lửa – tức là ngoại trừ các chân bàn, mọi sự - tất cả những khăn vải bàn thờ, cũng như các đồ trang hoàng quí giá - đều bị cháy thành tro tàn. Một trong hai chân đèn trang trí bên cạnh bàn thờ được tìm thấy đã chảy ra vì sức nóng – tuy nhiên, bất chấp sức nóng này, mặt nhật vẫn không bị hư hại gì. Hai Bánh Thánh bên trong mặt nhật vẫn nguyên vẹn, chỉ bị sém một chút. Bốn đồ vật bên trong một chiếc ống pha lê gắn liền với mặt nhật cũng không bị hư hại; những món này gồm có một thánh tích của thánh nữ Agatha, một miếng lụa bảo vệ nhỏ, một bảng tuyên ngôn ban các ân xá của Đức Thánh Cha, và một lá thư của giám mục mà phần niêm bằng sáp đã bị chảy và chảy trên tấm giấy da nhưng không làm thay đổi nội dung.
Về sự kiện mặt nhật lơ lửng, 54 nhân chứng bao gồm nhiều linh mục xác nhận rằng trong lúc mặt nhật dường như ngả về phía khung lưới sắt, một cây thánh giá nhỏ phía trên mặt nhật không hề tiếp xúc với lưới này – thực ra, lại cách lưới sắt một khoảng khá xa. Các nhân chứng cũng xác nhận rằng mặt nhật đã lơ lửng không có vật đỡ suốt 33 tiếng đồng hồ.
Các nhân chứng đã tuyên thệ đều ký vào một bản tài liệu hiện vẫn còn được lưu giữ trong nhà thờ. Họ thề rằng mặt nhật lơ lửng không bị ảnh hưởng của tiếng ồn ào của những người đi lại quanh phép lạ – hoặc do những người thường xuyên ra vào nhà thờ, hoặc của những người đứng và nói chuyện bên cạnh bàn thờ bị cháy, hoặc của những người chạm đến khung lưới sắt, cũng không phải do việc các tu sĩ khi dập tắt đám lửa và đặt một bàn thờ tạm thời vào vị trí cũ.
Một tấm bia cẩm thạch được gắn vào nơi mặt nhật lơ lửng để đánh dấu nơi đã xảy ra phép lạ. Người ta đục trên bia đã một hàng chữ, Lieu Du Miracle, nghĩa là Vị Trí của Phép Lạ.
Vào tháng 12 năm 1608, tức là năm phép lạ đã xảy ra, một trong hai Bánh Thánh đã được đặt trong mặt nhật khi phép lạ bay lơ lửng xảy ra đã được long trọng chuyển đến thành phố Dole, lúc ấy đang là thủ đô.
Trong thời kỳ Cách Mạng Pháp, mặt nhật phép lạ không may đã bị phá hoại, nhưng Bánh Thánh đã được cất giấu và bảo quản nguyên vẹn qua cơn nguy hiểm nhờ một thành viên trong hội đồng thành phố Faverney. Sau đó, người ta đã đặt làm một mặt nhật theo các bức ảnh trước thời Cách Mạng. Trong mặt nhật mới này là Bánh Thánh phép lạ đã bay lơ lửng suốt 33 tiếng đồng hồ, thoát khỏi cơn hỏa hoạn mà sức lửa nóng đã làm chảy chân đèn kế bên.

Phép lạ Thánh Thể - Thế kỷ 18

1.    PHÉP LẠ THÁNH THỂ TẠI SAN-PIETRO DI PATERNO (NAM Ý)
Năm 1772

Ngày 28-1-1772 tại làng San-Pietro di Paterno cách thành phố Napoli (Nam Ý) 2 ngàn dặm, xảy ra một vụ phạm thánh trầm trọng. Bọn gian phi lẻn vào nhà thờ ăn trộm 2 Bình Thánh đựng đầy Mình Thánh Chúa. 
Mấy ngày sau, ông Pasquale Capozzi - một nông dân ở làng gần đó - trông thấy nơi đống phân bón bên cạnh lẫm lúa nhà ông có một chân của Bình Thánh bị đánh cắp. Tức tốc mọi người ra công tìm kiếm các dấu vết của Bánh Thánh. Nhưng tuyệt nhiên không thấy Bánh Thánh nào. Ai ai cũng nghĩ có lẽ nhóm gian phi đã thủ tiêu các Bánh Thánh hầu không để lại dấu vết nào .. Dần dần dân làng quên bẵng vụ trộm Mình Thánh Chúa. 
Nhưng THIÊN CHÚA Quan Phòng xếp đặt cách khác. 3 tuần sau, vào chiều 19-2, Giuseppe Orefice 17 tuổi từ Napoli trở về Paterno. Khi rẽ vào đường cái từ Capodichino đến Casoria anh bỗng trông thấy một đám ruộng rực sáng trong nông trại của ông Pasquale Capozzi. Chiều hôm sau, anh cũng trông thấy quang cảnh tương tự. Anh lo sợ đem câu chuyện kể cho song thân nghe. Nhưng mọi người chế nhạo anh. 
Sáng sớm hôm sau nữa, Giuseppe cùng với thân phụ là ông Angelo và em trai Giovanni 10 tuổi lên đường đến thành phố Napoli. Khi đi ngang cánh đồng của nông trại ông Capozzi, cảnh lạ tái xuất hiện.Cậu Giovanni nhìn thấy và reo vui. Giuseppe cũng trông thấy như em trai. Nhưng ông Angelo lại không thấy gì cả. 
Câu chuyện đến tai 2 vị Linh Mục thuộc giáo phận Napoli, Cha Geromino và Cha Giacomo Guarino. Cùng với Cha Sở, vào đêm khuya 24-2, cả 3 vị đến nơi xảy ra hiện tượng lạ. Giuseppe cùng em trai Giovanni và một trẻ khác tên Thomas Piccini tháp tùng 3 Linh Mục. Đến nơi được một lúc thì cả 3 trẻ được trông thấy hiện tượng lạ. Ngoài 3 trẻ ra, không ai khác được trông thấy ánh sáng lạ. Mọi người đến nơi 3 trẻ chỉ và tìm xem có gì khác thường không. Nhưng không ai tìm ra điều gì khác lạ. 
Tối hôm sau, Cha Giuseppe Lindinier cùng đi với 3 Linh Mục nói trên. Giờ đây 4 vị Linh Mục xác tín rằng, THIÊN CHÚA đã chọn các trẻ thơ để tỏ lộ các bí nhiệm. Vì thế các vị mang thêm 4 trẻ khác. Đến nơi được một lúc thì các thiếu niên trông thấy ánh sáng lạ bao quanh gốc cây bạch dương. Mọi người lại ra công tìm kiếm, nhưng không thấy gì đặc biệt. 
Các Linh Mục bỏ ra về. Sau đó nhóm trẻ cũng theo gót các vị. Nhưng khi các trẻ ra đến đường cái thì đám đông nơi cánh đồng lại la ó ồn ào. Nhóm trẻ như bị sức thần lôi kéo vội vàng trở lui. Các trẻ cũng như bị sức thần ném ngã rạp xuống đất. Vừa khi lóc ngóc đứng dậy chúng lại bị luồng ánh sáng chiếu ra từ cây bạch dương làm lóa mắt. Rồi từ luồng sáng chói chang này một chim bồ câu cất cánh bay lên và biến mất. 
Mọi người tức tốc đào bới mảnh đất chung quanh cây bạch dương. Bỗng cậu bé Thomas Piccini thấy một vật tròn trắng tinh nằm trên đám cỏ xanh. Đến gần thì thấy đó là Mình Thánh Chúa. Một người nhanh chân chạy đi tìm Cha Giacomo Guarino. Lúc ấy là 2 giờ sáng. Đến nơi, Cha Giacomo vô cùng cẩn trọng dùng tay bới đất tìm kiếm Mình Thánh Chúa. Cha thật an ủi khi tìm thấy 40 Bánh Thánh vẫn còn nguyên vẹn. Cha để ngay vào Bình Thánh và đặt Bình Thánh trên bàn thờ thô sơ vừa được dựng lên dưới chân cây bạch dương. Với giọng run run cảm động Cha cất tiếng hát Kinh Tạ Ơn THIÊN CHÚA - TE DEUM. 
40 Bánh Thánh nằm dưới đất gần một tháng nhưng không mảy may hư hại, mặc dầu mùa đông giá lạnh với những cơn mưa tầm tã. Thêm vào đó, phần đất chạm tới Mình Thánh Chúa vẫn khô ráo. Tuy nhiên, dân làng chưa thỏa nguyện. Bởi lẽ khi vụ phạm thánh diễn ra, trong Nhà Tạm có đến 2 Bình Thánh chứa khoảng 100 Bánh Thánh. Vậy thì các Bánh Thánh còn lại bị chôn dấu nơi đâu? 
Tối hôm sau đó, nhóm trẻ hướng dẫn cuộc tìm kiếm lại trông thấy ánh sáng lạ. Chúng vội báo tin và mời Cha Giacomo Guarino đến ngay. Mọi người tìm kiếm thật lâu nhưng không thấy gì. Bỗng chốc Giuseppe Orefice quì sụp xuống nơi mảnh đất cần phải đào bới. Cha Guarino dùng dao để bới cho nhanh. Cha bỗng nghe một tiếng động nhẹ như tiếng bẻ bánh và Cha thấy miếng đất như chiếc vung chụp bể ra. Trước mắt Cha xuất hiện hơn 50 Bánh Thánh trắng tinh, nguyên vẹn y như 40 Bánh Thánh tìm thấy tối hôm trước. 
Diễn tả sao cho hết nỗi niềm hân hoan cùng lòng tri ân THIÊN CHÚA của dân làng Paterno. Họ long trọng rước Mình Thánh Chúa về Nhà Thờ. Tại đây một lần nữa mọi người cất tiếng hát Kinh tạ ơn TE DEUM. 
(Père Eugène Couet, ”Les Miracles Historiques du Saint Sacrement”, Éditions D.F.T, Réédition 1998). 

2- PHÉP LẠ THÁNH THỂ TẠI PERPIGNAN, nước Pháp


Ngày 15-9-1793, trong tuần bát nhật lễ Sinh nhật Đức Mẹ, ngôi làng bé nhỏ Pézilla-de-la-Rivière, thuộc giáo phận Perpignan, miền Nam nước Pháp, đã vui mừng trông thấy thánh đường được mở cửa. Lý do là vì cuộc cách mạng 1789 vẫn còn ghi đậm nét kinh hoàng. Các Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y - những vị trung thành với Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ - bị bắt, bị giết hoặc bị lưu đày. Đoàn chiên vắng bóng chủ chăn, bơ vơ tang tác thật tội nghiệp thảm thương. 
Linh Mục Jacques Pérone, cha sở họ đạo, từ nơi trú ẩn, can đảm trở về giáo xứ. Cha muốn lợi dụng trong chớp nhoáng khoảng thời gian yên tĩnh để mang lại cho đoàn chiên niềm an ủi được tham dự thánh lễ. Được mật báo, toàn thể tín hữu có mặt nơi nhà thờ. Mọi người vừa sốt sắng vừa trang nghiêm. Không thể diễn tả hết lòng hân hoan của bổn đạo. Nhưng niềm vui chỉ diễn ra vỏn vẹn 3 hôm. Ngày 17-9-1793, với con tim đau thắt, cha Jacques Pérone đành lên đường trở về nơi lưu đày tận bên nước Tây-Ban-Nha. Trước khi khuất hẳn, cha đau đớn quay lại nhìn giáo xứ thân yêu lần cuối. Đôi mắt đẫm lệ, cha buột miệng kêu lên: “Ôi, nếu có thể, thì không gì mà tôi không đánh đổi để chỉ trở lại đó một khắc đồng hồ thôi!”
Lời thì thào của cha Jacques Pérone đã lọt tai một thiếu nữ can đảm, đạo đức và khiêm tốn. Đó là cô Rose Llorens. Cô thầm đoán Bánh Thánh còn bị bỏ quên trong Nhà Tạm ở nhà thờ. Với lòng tin tưởng vững vàng nơi sự trợ giúp của Thiên Chúa, cô cương quyết tự nguyện sẽ giải thoát Chúa GIÊSU Thánh Thể khỏi các bàn tay xúc phạm của quân cách mạng vô luân vô thần. 
.. Ngày 26-12-1793 ông Jean Bonafos về nhậm chức tân thị trưởng Pézilla. Ông là kẻ hiền đức và là người kính sợ Thiên Chúa. Thấy cơ hội thuận tiện, cô Rose trình bày ước nguyện với tân thị trưởng. Ông Jean Bonafos tức khắc chấp thuận. Ngày 7-2-1794, cùng với một người thứ ba, ông thị trưởng và cô Rose đến nhà thờ. Ông thị trưởng tự tay mở cửa Nhà Tạm. Quả thật, ông trông thấy Bánh Thánh lớn nằm trong Mặt Nhật và 3 Bánh Thánh nhỏ còn nguyên với Bánh Thánh thứ tư bẻ đôi. Cả 4 Bánh Thánh nhỏ đặt trong Bình Thánh. Với đức tính cẩn trọng, ông Jean Bonafos lấy 4 Bánh Thánh nhỏ bỏ vào Khăn Thánh rồi ông đưa tất cả cho cô Rose cùng với mặt nhật có Bánh Thánh lớn. 
Cô Rose Llorens trao mặt nhật với Bánh Thánh lớn tận tay bà Thomase, phu nhân thị trưởng. Chính ông thị trưởng Jean Bonafos đặt mặt nhật có Bánh Thánh vào rương bằng gỗ rồi dấu kín trong nhà. Mình Thánh Chúa GIÊSU ở tại nơi trú ẩn khiêm tốn này gần trọn 7 năm, tức từ 7-2-1794 đến 9-12-1800. Chúa GIÊSU KITÔ không bị lãng quên. Cả hai vợ chồng ông thị trưởng luôn luôn dâng kính Chúa GIÊSU Thánh Thể lòng tôn thờ yêu mến thâm sâu. 
Trong khi đó cô Rose trao 4 Bánh Thánh nhỏ cho thân mẫu là bà Anne-Marie Llorens Estéva. Theo lời khuyên của mẹ Joséphine de Romanya, Bề Trên tu viện Chúa Cứu Thế ở Perpignan, bà Anne-Marie đặt 4 Bánh Thánh trong một bình bằng thủy tinh, hoàn toàn trắng, rồi bọc kín với chiếc bị nhỏ bằng tơ lụa màu đỏ. Xong, bà đặt vào một ngăn tủ nhỏ dấu kín trong tường. 
Nếu vì lý do cẩn trọng, gia đình ông thị trưởng Bonafos không thể tiếp rước nhiều người đến tôn thờ Chúa GIÊSU Thánh Thể, thì trái lại, gia đình cô Rose Llorens mở rộng cửa cho mọi người. Các tín hữu Công Giáo đạo đức, kín đáo đến thờ lạy Chúa GIÊSU KITÔ đang ẩn mình trong Bánh Thánh. Sau này, các giáo dân cao niên trong xứ đạo kể lại rằng, họ thường đem các trẻ em đến nhà cô Rose. Họ bảo chúng quì trước ngăn tủ có dấu Mình Thánh Chúa và dạy chúng cầu nguyện. Hàng năm đến ngày Thứ Năm Tuần Thánh giáo dân trong làng thường dựng một bàn thờ trước ngăn tủ và trang hoàng hoa tươi thật đẹp. Rồi họ cùng nhau quì im lặng chầu Mình Thánh Chúa. 
.. Cuối năm 1800 là thời điểm đáng ghi nhớ đối với dân làng Pézilla-de-la-Rivière: chấm dứt những ngày bị bách hại tang tóc và cuộc rước khải hoàn Chúa GIÊSU Thánh Thể trở về ngôi thánh đường thân yêu. 
Ngày 5-12-1800 cha phó Honoré Siuroles từ nơi trú ẩn trở về trước, đã đến nhà bà Anne Llorens. Cha trang trọng mở ngăn tủ nhỏ để lấy ra Bình Thánh bằng thủy tinh đựng 4 Bánh Thánh. Chính lúc này đây, cha phó vô cùng ngạc nhiên khi trông thấy 4 Bánh Thánh vẫn giữ nguyên nét trắng tinh toàn vẹn và Bình Thánh bằng thủy tinh lại được mạ vàng! Mạ vàng ngay bên trong lớp thủy tinh! Phép lạ trong phép lạ! 
4 ngày sau, đến phiên cha sở Jacques Pérone trở về. Cha đến nhà ông thị trưởng Jean Bonafos lấy Bánh Thánh lớn và long trọng rước về thánh đường. Thật là một đại lễ cho toàn thể giáo xứ Pézilla-de-la-Rivière. Cha sở đặt Bánh Thánh lớn và 4 Bánh Thánh nhỏ vào trong Bình Thánh mới và để vào Nhà Tạm nơi bàn thờ chính. Gần một thế kỷ sau, tức năm 1875, khi thay Bình Thánh mới và đặt ra bên ngoài cho các tín hữu Công Giáo đến thờ lạy và kính viếng, giáo quyền lại một lần nữa có dịp ghi nhận rằng, các Bánh Thánh vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, y như lúc được cất vào Nhà Tạm ngày 15-9-1793. 
(P. Eugène COUET, “Les Miracles Historiques du Saint Sacrement”, Éditions D.F.T, Réédition 1998, trang 226-230 / 150-161). (Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt)

Phép lạ Thánh Thể - Thế kỷ 19

1. PHÉP LẠ TẠI BORDEAUX, NƯỚC PHÁP
Năm 1822

Khi trật tự được vãn hồi sau cuộc Cách Mạng Pháp (1793-1798), Giáo Hội đã nỗ lực hết sức để chữa lại sự thiệt hại trong những năm kinh khủng đầy bất ổn, xáo trộn, và hủy hoại ấy. Đó là một giai đoạn quan trọng khởi đầu cho Giáo Hội tại nước Pháp, với sự ra đời của nhiều dòng tu dấn thân trong các nỗ lực từ thiện đa dạng.
Thành phố Bordeaux diễm phúc vì có ba cộng đoàn tu trì mới được thành lập. Cha William Joseph Chaminade thành lập một cộng đoàn cho nam giới gọi là Marianists; Mẹ de Laourous thành lập một cộng đoàn cho nữ giới để chăm sóc các phụ nữ cơ cùng; và cha Peter de Noailles thành lập một cộng đoàn cho nữ giới khác gọi là dòng Thánh Gia Bordeaux, các phần tử trong tổ chức này sẽ phục vụ Giáo Hội bằng nhiều phương thế khác nhau. Cộng đoàn thứ ba này - các phần tử đôi khi còn được gọi là các bà Loreto - được thành lập vào năm 1820, hai năm trước khi phép lạ xảy ra. Đấng sáng lập của cộng đoàn, cha de Noailles, lúc ấy đang là cha sở của nhà thờ thánh Eulalie. Cộng đoàn Thánh Gia Bordeaux phát triển rất nhanh, có nhiều nhà được thiết lập ở Bordeaux và vùng thôn quê lân cận. Tại một nguyện đường trong những nhà này, cụ thể là nhà ở số 22-24 phố Mazarin, phép lạ Thánh Thể Bordeaux đã xảy ra. 
Chúng ta hãy để vị linh mục trong cuộc kể lại các sự kiện của phép lạ như ngài đã cẩn thận ghi chép lại. Dưới đây là bản dịch một phần của tài liệu ấy:
Tôi muốn tuyên bố rằng tôi là một linh mục hiện đang sống gần giáo xứ thánh Eulalie tại Bordeaux. Tôi không có ý định nào khác, chỉ muốn xác nhận một cách công khai đặc ân tôi muốn ghi lại biến cố có liên quan đến việc thành lập cộng đoàn các bà Loreto. Tôi chính là một nhân chứng cho điều kỳ diệu này. Trước mặt Đấng Cứu Độ, Thiên Chúa của tôi, tôi muốn làm chứng và xác nhận sự thật về những sự kiện được bao hàm trong tuyên ngôn này.
Linh mục Noailles, bề trên dòng Loreto, không thể đích thân ban phép lành Thánh Thể cho cộng đoàn Loreto và nhờ tôi thay mặt ngài làm công việc này. Tôi đi đến nhà của các nữ tu, ngày mồng 3 tháng này, Chúa Nhật thứ ba trước mùa Chay, vào lúc bốn giờ chiều. Ngay khi vừa đến, tôi chuẩn bị làm giờ chầu phép lành Thánh Thể. Như tự nhiên, tôi đặt Mình Thánh, nhưng khi nhìn lên mặt nhật, tôi không sao thực hiện cho xong việc xông hương Thánh Thể. Tôi nhận ra tôi đã đặt Bánh Thánh vào mặt nhật, nhưng thay vì Bánh Thánh, tôi lại nhìn thấy Chúa Cứu Thế, đầu, ngực, và tay, ở giữa vòng tròn của mặt nhật như một khung hình quanh Chúa, nhưng có điều khác là bức hình này sống thực.
Dung mạo Chúa rất sáng láng, như một Thanh niên trạc 30 tuổi, cực kỳ xinh đẹp. Chúa mang một chiếc khăn màu đỏ sậm choàng qua vai và ngực. Đầu Chúa thỉnh thoảng hơi nghiêng về bên phải và rồi bên trái. Sững sờ trước phép lạ và không tin vào mắt mình, tôi cho đó là một ảo ảnh, nhưng phép lạ vẫn tiếp tục. Tôi không sao chắc chắn được nên ra dấu cho em giúp lễ cầm bình hương đến gần. Tôi hỏi em ấy có nhìn thấy gì khác thường không. Em trả lời đã nhận thấy phép lạ và em vẫn còn đang nhìn thấy. Tôi bảo em đi gặp bà bề trên. Tại phòng thánh, chính bà cũng đang sững sờ vì cảnh tượng này và miên man trong những tâm tình trào dâng. Về phần tôi, tôi sấp mình xuống đất. Tôi chỉ hướng mắt lên và hạ mình trước sự hiện diện của Chúa Cứu Thế của tôi. Những giọt nước mắt vui mừng chan chứa nơi tôi vì ân huệ này. Phép lạ tiếp tục kéo dài cho đến hết các ca vãn Thánh Thể, bài thánh ca, và những lời nguyện. Khi bài ca vãn chấm dứt, tôi đi lên bàn thờ, tôi không biết phải làm gì vì dường như lúc này tôi không còn đủ can đảm. Tôi nâng mặt nhật trong tay và ban phép lành, liên lỉ ngắm nhìn Chúa Cứu Thể đang hiển hiện trong tay tôi. Tôi ban phép lành phép lạ cho các bà Loreto, một điều chắc chắn rất hiệu quả cho việc thành lập dòng mới này. Tôi đặt mặt nhật lên bàn thờ, nhưng khi mở ra, tôi không nhìn thấy Bánh Thánh mà Chúa Cứu Thế đã hiện đến ban phép lành. Run rẩy và tràn trề nước mắt, tôi rời nhà nguyện.
Ngay khi tôi vừa ra khỏi nhà nguyện, tất cả mọi người trong nhà dòng và các giáo hữu trong giáo xứ tuốn đến hỏi tôi có thấy điều kỳ diệu và nhiều câu hỏi liên quan. Tôi chỉ nói được những lời này: “Anh chị em đã nhìn thấy Chúa Cứu Thế, đó là một dấu chỉ đặc ân Người ban cho chúng ta để làm cho chúng ta nhớ rằng Người thực sự ở với chúng ta và đòi hỏi anh chị em hãy luôn luôn yêu mến Người, thiết tha hơn trước kia, và thực hành các nhân đức, vì Người đã ban cho anh chị em một hồng ân lớn lao như vậy.” Tôi cáo từ và đi về nhà, nhưng suốt đêm tôi miên man nghĩ về phép lạ mà tôi đã được chứng kiến. Ngày hôm sau, thứ Hai, tôi đến giáo xứ thánh Eulalie và gặp cha Noailles. Tôi kể cho ngài nghe những gì đã xảy ra và những người khác cũng đến và nói về phép lạ. Mặc dù tôi tưởng mình đã nói dài về phép lạ, nhưng em giúp lễ và một vài người nữa trong nhà nguyện đã kể cho ngài nghe về những gì họ đã nhìn thấy…
Những gì xảy ra, tôi tuyên bố chính tôi đã nhìn thấy và hầu như đã chạm đến bằng tay của mình. Cho dù hậu quả lời chứng của tôi có thể nào đi nữa, tôi sẽ bị coi là đồ hết sức vô ơn và tội lỗi nhất mọi người nếu như tôi khước từ minh chứng cho sự thật này.
Tài liệu được ký tên, “Delort, linh mục,” đề ngày 5 tháng 2 năm 1822.
Ngoài chứng từ trên, bà bề trên, người đang quì chầu tại phòng thánh, cũng làm một bản chứng từ. Từ đầu bản tường trình ấy, bà xác nhận mặc dù có thói quen cúi mặt trước Chúa Giêsu Thánh Thể, nhưng bà cảm thấy được thôi thúc nhìn lên. Bà viết tiếp:
Tôi nhận thấy Bánh Thánh đã được thay thế bởi Chúa Cứu Thế Giêsu Kitô sáng láng. Tôi có thể nhìn thấy từ đầu cho đến ngực của Người. Người ở bên trong vòng tròn của mặt nhật, nhưng dường như thỉnh thoảng Người cử động, và rồi mặt Người muốn trườn ra khỏi vòng khung để hướng về phía tôi. Tôi nhìn thấy ánh sáng chiếu ngời mọi phía, và dường như tia nào – cũng có một lúc – giống như những tia sáng dài, nở một bông hoa ở đầu trước khi biến mất. Mải mê với sự kiện này trong suốt bài ca vãn Thánh Thể, các lời nguyện và bài thánh ca, tôi không còn sức để hát bởi vì trong lòng tôi là cả một khối sốt mến nồng nàn. Tôi tự nhủ mình thật vui sướng nếu thực sự Thiên Chúa muốn tỏ mình ra, và tôi thật hạnh phúc được gặp Người vì tôi thường mong ước đặc ân này. Tôi cảm thấy điều đó như một ảo ảnh, nhưng tôi vẫn nhìn thấy Chúa Cứu Thế dưới cùng một hình dạng. Tôi bị cuốn hút vào sự hiện diện này đến độ không nhận ra tác động gây ra nơi vị linh mục và những người khác. Tôi ra về mà không nói với ai lời nào, nhưng có những người đến và kể cho tôi về những gì họ đã nhìn thấy. Sau đó tôi nhận ra mình không sai lầm và tôi chúc tụng Chúa Cứu Thế về những hồng ân Người đã ban cho ngôi nhà nghèo nàn của chúng tôi. Tôi làm chứng tất cả những điều này trước sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria, và Thánh Giuse… Mặc dù chúng ta không phải lúc nào cũng nhìn thấy Chúa bằng mắt thân xác, nhưng Người đã thực sự ban cho tôi ơn được nhìn thấy Người.
Tài liệu này được ký “Mẹ Trinité, bề trên của nhà Loreto, ngày 6 tháng 2 năm 1822.” 
Những chứng từ khác cũng đã được em giúp lễ và các nhân chứng khác thực hiện và ký tên, tất cả đều xác nhận họ đã nhìn thấy phần đầu, ngực, và tay của Chúa Cứu Thế có chuyển động, trong lúc Người mỉm cười dịu dàng với cộng đoàn. Họ còn kể rằng đôi khi bàn tay trái của Chúa còn chạm nhẹ vào chiếc khăn màu đỏ phủ trên vai, trong khi tay phải giơ lên ban phép lành. Thị kiến kéo dài suốt giờ chầu phép lành, lâu khoảng chừng 20 phút.
Dựa trên tất cả những bản tường trình, đức tổng giám mục Bordeaux đã tuyên bố sự công nhận của Giáo Hội. Đức Leo XII ngay sau đó cũng chuẩn nhận biến cố và ký một đoản sắc thiết lập lễ kính Thánh Gia trong nhà thờ ấy để ghi nhớ biến cố ấy, và công nhận hội dòng mới có ngôi nguyện đường phép lạ đã xảy ra. Ngoài ra, Đức Thánh Cha còn ấn định Chúa Nhật thứ ba trước mùa Chay, ngày phép lạ đã xảy ra, làm lễ kính Thánh Gia – một việc mừng kép ngoại thường dường như chỉ được ban riêng cho giáo phận Bordeaux. Vào năm 1921, đức Benedict XV đã mở rộng bài lễ và bài kinh của lễ này ra toàn thể Giáo Hội, và mừng trong mùa Giáng Sinh.
Hằng năm, trong những tu viện của dòng Thánh Gia có tổ chức những cuộc lễ mừng tôn vinh phép lạ này, nhưng theo chỗ chúng tôi được biết chỉ có các nữ tu, và một số ít tín hữu Công Giáo, là hiểu biết về biến cố này. Mặt nhật đơn sơ được sử dụng trong ngày xảy ra phép lạ ấy vẫn được giữ trong một tu viện của dòng tại Bordeaux.
Cha Peter de Noaille, đấng sáng lập dòng Thánh Gia và cha sở trong thời kỳ phép lạ xảy ra, đang được đề nghị để được phong thánh. 

2- Phép Lạ Thánh Thể ở Bordeaux, Pháp
năm 1822


§ Dân Chúa
Phép lạ Thánh Thễ xẩy ra ở Faverney, tuy Mình Thánh Chúa không biến thành thịt hay đổ máu. Nhưng đã không chịu ảnh hưởng luật trọng lượng một cách rất lạ lùng.
Tu Viện có nhà thờ phép lạ xẩy ra, do thánh Giuda xây dựng vào thế kỷ thứ 8. Tu Viện sống theo luật thánh Biển Đức. Tên Tu Viện là “Tu Viện Đức Bà Trắng”, để tôn vinh một bức tượng nhỏ đặt trong nhà nguyện bên phải phía ca đoàn. Tu Viện ban đầu của các nữ tu, đến năm 1132 thì các thầy đến thay thế. Đời sống tu trì vào đầu những nam 1600 không được trọng vọng cho lắm. Vì vậy tu viện chỉ có 7 thầy và 2 tập sinh. Để duy trì Đức Tin của giáo dân đã bị yếu kém bởi ảnh hưởng của tràolưu Tin Lành. Các thày đã duy trì những lễ hội hằng năm, gồm việc chầu Mình Thánh Chúa trong ngày lễ Chúa Thánh Thần và thứ Hai sau lễ. Để sửa soạn cho ngày lễ, một bàn thờ đựợc xếp đặt trước một chắn song đầy trang trí gần nơi cửa ra vào của ca đoàn.
Năm 1608, những nghi lễ vào ngày Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần được một số lớn dân chúng tham dự. Đến đêm, cửa nhà thờ đóng, các tu sĩ sửa soạn đi nghỉ, chỉ còn hai đèn dầu cháy sáng đặt trước hào quang trên bàn thờ.
Hôm sau, thứ Hai, ngày 26.5, thầy Phụ trách phòng thánh ra mở cửa nhà thờ, thày thấy nhà thờ đầy khói và lửa bốc cháy mọi phía nhà thờ. Thày vội chậy về Tu viện báo tin cho các thày biết việc đang xẩy ra trong nhà thờ. Lập tức các thày vội vã chạy tới tìm mọi cách để cứu chữa nhà thờ. Khi đang dập tắt ngọn lửa, một tập sinh trẻ, mới 18 tuổi, thấy hào quang lơ lửng trên không, hơi tiến lên phía trước, nhưng không nắm bắt được.
Tin lạ chuyền đi nhanh chóng.. Dân làng và các linh mục lân cận đến đầy nhà thờ. Các thày dòng Phanxicô ở Vesoul cũng vội vã tới chứng kiến phép lạ. Nhiều người kinh ngạc quì xuống trước hào quang lơ lửng trên không. Nhưng đông đảo hoài nghi chỉ cốt đến xem sự lạ nhưng chưa tin. Những giờ còn lại trong ngày cũng như suốt đêm, người ta vẫn kéo nhau tới và những người hiếu kỳ tự do đi lại trong khu vực phép lạ.
Những giớ sáng sớm ngày thứ Ba, ngày 27.5, các linh mục lân cận luân phiên dâng lễ, phép lạ vẫn cứ tiếp diễn. Quãng 10 giờ sáng, lúc truyền phép trong thánh lễ do cha Nicolas Aubry, cha sở xứ Menoux, cử hành, cộng đoàn thaấy hào quang nghiêng nghiêng và từ từ hạ xuống bàn thờ mà người ta để dưới thay cho bàn thờ đã bị cháy. Việc đó kéo dài 33 tiếng đồng hồ.
Ngay ngày 31.5, Đức Tổng Giám Mục Ferdinand de Rye truyền lập một uỷ ban điều tra có 54 người gồm các tu sĩ, linh mục, nông dân và dân làng trong xứ. Hai tháng sau, ngày 30.7.1608, sau khi điều tra và cứu xét thận trọng, mọi người đã trình lên Đức Tổng Giám mục một bản phúc trình rất đầy đủ. Đức Tổng Giám mục đã duyệt xét mọi chi tiết nên ngài đã tuyên bố sự kiện xẩy ra trên đây là một phép lạ.
Chúng ta tìm hiểu một vài khía cạnh phép lạ:Bàn thờ bị cháy thành một đống tro, trừ các chân bàn thờ. Tất cả khăn bàn thờ cũng như đồ trang trí cũng bị cháy. Một trong hai chân nến trên bàn thờ bị sức nóng chảy thành đống sắt. Sức nóng như thế mà hào quang vẫn nguyên vẹn. Hai Mình Thánh Chúa trong bình chỉ bị cong chút xíu. Bốn đồ vật trong một ống bằng pha lê gắn vào hào quang cũng không bị hư hoại. Xương thánh của thánh Agata, một mảnh lụa nhỏ bọc xương thánh, bản bố của Đức Giáo Hoàng về các ân xá, và một thư của Đức Giám mục. Sáp gắn bị cháy xuống thư, nhưng không phá hủy các chữ. Tất cả đều được an toàn.,
Còn về việc hào quang lơ lửng trên không, 54 nhân chứng, trong đó có nhiều linh mục, đã xác nhận rằng: hào quang nghiêng về chắn song, nhưng thánh giá nhỏ trên hào quang không hề chạm. Quả thực có một khoảng cách rõ ràng. Các nhân chứng quả quyết hào quang lơ lửng trong 33 giờ đồng hồ.
Các nhân chưng đã viết lời thề và ký tên. Bản văn này vẫn còn lưu giữ cho tới ngày nay. Họ cũng thề rằng hào quang lơ lửng không do một tác động nào của dân chúng đứng chung quanh hào quang hay ra vào trong nhà thờ.
Một tấm bảng cẩm thạch được gắn dưới nơi đã xẩy ra với những hàng chữ: “Nơi xẩy ra phép lạ”
Tháng 12 năm 1608, năm xẩy ra phép lạ, một trong hai Mình Thánh Chúa ở trong hào quang thời phép lạ, được long trọng rước về thành phố Dole, hồi đó là thủ phủ của miền này.Trong thời Cách mạng Pháp, hào quang chẳng may bị phá hủy. Nhưng Mình Thánh Chúa được các Nghị viên Hội Đồng thành phố Faverney bảo vệ. Họ giấu đi cho tới khi nguy hiểm trôi qua. Sau này, hào quang được làm lại như trước, dựa theo các bức tranh. Và Mình Thánh phép lạ được đặt trong hào quang này.


3. PHÉP LẠ TẠI DUBNA, NƯỚC BA LAN
(Hiện nay là Dubna, nước Nga)
Năm 1867
Để trân trọng phép lạ tại Dubna, trước tiên chúng ta phải xét đến những hoàn cảnh chính trị và Giáo Hội tại Ba Lan vào năm 1863, bốn năm trước khi phép lạ xảy ra.
Nước Nga láng giềng khi ấy có một ảnh hưởng đối với Ba Lan, họ cố gắng loại bỏ tinh thần dân tộc và ngôn ngữ Ba Lan. Ngôn ngữ chính thức tại Ba Lan trong thời kỳ ấy là tiếng Nga. Tại những nơi công cộng và các lớp học, việc sử dụng tiếng Ba Lan bị cấm nghiêm ngặt. Những người Ba Lan bị thất nghiệp, mọi đoàn thể bị đàn áp, các địa danh mang tên Ba Lan đều bị đổi sang tiếng Nga và các điền trang tư nhân đều bị tịch thu.
Giáo Hội Ba Lan phải chịu các điều kiện vừa vô lý vừa khó khăn. Vì Công Giáo được nhìn nhận là tôn giáo chính, nên họ đã cố gắng hết sức – và đã thành công – trong việc làm sứt mẻ lòng trung thành với Đức Thánh Cha và giảm thiểu uy quyền của ngài trên Giáo Hội. Các tu viện bị đàn áp, tài sản Giáo Hội bị tịch thu, các việc sùng kính công cộng, các cuộc rước kiệu, việc thiết lập các đền thánh bên đường, và việc trùng tu các nơi thờ phượng đều bị cấm đoán, trong khi các sách phụng vụ và việc sùng kính của bè rối được áp đặt vào các nhà thờ Công Giáo.
Vào năm 1865, tất cả những mối bang giao giữa nước Nga với đức Pius IX, người có thái độ nâng đỡ và thông cảm với dân tộc Ba Lan, bị cắt đứt. Thay vì để Đức Thánh Cha điều hành Giáo Hội, một hội đồng kinh sĩ đã được thành lập tại thành phố St. Petersburg để làm việc như một cơ quan điều hành chính yếu. Các giám mục, các linh mục hạt trưởng và các công hội đã chống lại biện pháp này, kết quả là một số vị lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội Ba Lan bị đày sang Nga. Theo gương của các vị lãnh đạo, các giáo sĩ – được sự kính phục và nêu gương cho các tín hữu - cũng can đảm giữ vững lập trường và không nhìn nhận thẩm quyền của hội đồng kinh sĩ.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng có nhiều người Công Giáo nhát đảm đã bỏ đạo để theo bè đảng.
Trong những thời kỳ đàn áp như thế, dường như Chúa Cứu Thế cảm thương dân tộc Ba Lan chịu chiến tranh tàn phá. Như để làm bừng dậy niềm hy vọng và ban cho họ một dấu chứng về sự chở che đầy tình hiền phụ, Người đã hiện ra tại một nhà thờ Công Giáo nhỏ tại Dubna, ở một ngôi làng nhỏ thuộc Ba Lan. (Ngày nay, theo sự kiện thay đổi đường biên giới, Dubna thuộc về nước Nga, cách thành phố Tula chừng 25 dặm về hướng Tây).
Các tín hữu trong giáo xứ rất đạo đức đã âm thầm làm việc sùng kính Bốn Mươi Giờ vào ngày 5 tháng 2 năm 1867. Trong lúc mặt nhật được tôn kính trên bàn thờ, các tín hữu sát bàn thờ chỉ cho nhau thấy những tia sáng lấp lánh dịu dàng từ Bánh Thánh chiếu ra. Sau đó, bỗng nhiên, hình ảnh rõ nét của Chúa hiện ra ở giữa Bánh Thánh!
Cha xứ đang cử hành các nghi thức đã cẩn trọng xem xét phép lạ. Hơn nữa, nhiều người trong cộng đoàn cũng đến gần sát bàn thờ để đích thân xem xét sự kiện hiện ra – mặc dù một phần vì sợ hãi, một phần vì sốt mến khiến cho họ không sao tiến lên các bậc của bàn thờ được. Người ta kể lại sự kiện hiện ra kéo dài đến khi việc sùng kính kết thúc. Mọi người hiện diện đều được nhìn thấy phép lạ – cả các tín hữu Công Giáo, những người đang tham dự nghi thức vì lòng đạo đức, và cả những người thuộc các bè đảng, những kẻ bị thúc đẩy chỉ vì tính tò mò.
Tin tức về sự kiện lan ra khắp khu vực và làng xã, và vì một vài người thuộc các bè đảng cũng đã chứng kiến sự lạ, nên việc này đã khiến nhà cầm quyền chú ý. Vị linh mục sau đó được triệu đến gặp giám đốc công an để làm tờ cung khai. Thông tin sau đó được chuyển đến ngài thủ hiến tại Schitomir, ông này dọa sẽ bỏ tù bất kỳ ai bàn tán về phép lạ. Tuy nhiên, vị linh mục đã tường trình chi tiết cho giám mục, nhưng ngài đòi giữ im lặng vì lo sợ nhà cầm quyền sẽ đóng cửa nhà thờ.
Mặc dù tin tức về phép lạ lan truyền rất nhanh chóng và âm thầm, nhưng đã gây được sự chú ý của toàn cõi đất nước Ba Lan đau thương – đem đến niềm ủi an và khích lệ lớn lao cho các tín hữu trong lúc đang đợi chờ phục hồi chủ quyền đất nước và được tự do sống niềm tin Công Giáo của mình.

4- PHÉP LẠ THÁNH THỂ TẠI LỘ ĐỨC 


Kể từ cuộc hành hương toàn quốc Pháp đầu tiên vào năm 1888 các cuộc hành hương Lộ Đức nối tiếp đều mang một nét đặc thù. Đó là các cuộc rước kiệu Thánh Thể trọng thể, bày tỏ lòng tôn sùng kính yêu của các tín hữu Công Giáo đối với Chúa GIÊSU KITÔ ẩn mình trong bí tích Thánh Thể. 

Thế nhưng, năm 1888 là năm đáng ghi nhớ nhất. 
Tờ Nhật Ký Lộ Đức - Le Journal de Lourdes, số xuất bản tháng 8 năm 1888 đã tường thuật tỉ mỉ biến cố trọng đại như sau. 

Chứng kiến cảnh tượng buồn thương của các tín hữu hành hương - tuy vẫn giữ vững lòng tin cậy mến -, Trời Cao đã gợi ý cho một linh mục thánh thiện. Cha thầm nghĩ: “Tại sao không tổ chức một buổi rước kiệu Mình Thánh Chúa, mang Chúa GIÊSU Thánh Thể đi qua giữa đoàn bệnh nhân? Tại sao không khuyến khích các tín hữu dâng lên Chúa GIÊSU Thánh Thể lời tung hô đi kèm lời khẩn cầu chữa lành bệnh tật phần xác, y như khi Chúa GIÊSU còn sống nơi dương thế?” 
Lời đề nghị của vị linh mục thánh thiện được Cha Picard hân hoan tiếp nhận. Cha tức khắc thu thập những câu chúc tụng, các lời van xin ghi trong Phúc Âm rồi in trên một tờ giấy khổ nhỏ và phân phát cho các tín hữu hành hương. Đúng 4 giờ chiều ngày 22-8-1888, Mình Thánh Chúa GIÊSU được long trọng rước ra từ Đền Thánh, đi giữa đoàn tín hữu hành hương tay cầm nến sáng. Sau khi đoàn rước đi qua Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức, các lời khẩn cầu bắt đầu vang lên với trọn nhiệt tâm, nhiệt huyết, không thể nào diễn tả cho hết. 
Khi đầu đoàn rước tiến ra bờ sông Gave, mọi người hiện diện cùng có chung một tư tưởng: “Lộ Đức không còn là Lộ Đức mà là thành Giêrusalem thời Chúa GIÊSU KITÔ. Chúa Cứu Thế đang xuất hiện sống động và khải hoàn với những công trình kỳ diệu .. Suốt đời, tôi sẽ không bao giờ quên tiếng kêu, quên đám đông cùng với các lời khẩn thiết hòa lẫn nước mắt chan hòa tuôn rơi”. 
Một luồng gió thánh linh đầy phấn khởi thổi trên đầu mọi tín hữu hiện diện. Từ trên các băng-ca, các chiếc giường, các xe lăn, những bệnh nhân đang đau đớn nơi thể xác, đồng thanh van xin. Hòa nhịp với lời cầu thống thiết, toàn thể các tín hữu hành hương cũng cất tiếng kêu xin, lập lại lời của người bất toại và người mù thành Giêricô thưa cùng Chúa GIÊSU rằng: “Lạy Chúa, nếu Ngài muốn, xin Ngài chữa con lành bệnh!” 
Ngay lúc ấy, trước Hang Đá Đức Mẹ, ở giữa đám đông, ở giữa tình thương trìu mến, ở giữa những gì thâm sâu nhất, cao cả nhất trong tâm hồn con người, trước mặt Con Thiên Chúa phúc lành, trước sự chứng kiến của toàn dân nước Pháp, 8 người bệnh nằm liệt giường được chữa khỏi và đứng thẳng lên: “Hãy đứng dậy, vác giường mà về nhà đi!”, Mát-thêu, chương 9 câu 6. 
Làm sao diễn tả cho hết quang cảnh cảm động trên đây? Khi lời kinh Magnificat long trọng cất lên, vang dội và chiến thắng, không ai cầm được nước mắt cảm tạ và tri ân. 
Người ta dễ dàng tưởng tượng ra quang cảnh đầy phấn khởi của buổi lễ cử hành ngay đêm hôm ấy. Cuộc rước đuốc diễn ra trong vòng hai tiếng đồng hồ, làm sáng rực toàn khu vực Trung Tâm Thánh Mẫu Lộ Đức: từ Hang Đá cho đến Đền Thánh và mọi lối đi dọc theo bờ sông Gave. Sau khi hát Kinh Tin Kính, đoàn tín hữu hành hương vang lên những lời chúc tụng như: Vạn tuế Chúa GIÊSU KITÔ! Vua Chiến Thắng! Vạn Tuế Đức Bà Lộ Đức! Hoan hô Đức Thánh Cha Lêô 13! 
Sáng hôm sau 23-8-1888, muôn người như một, chỉ mở miệng để nói về cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa và biến cố xảy ra vào buổi chiều hôm trước. Vì thế, mỗi người tự nguyện sẽ tham dự cuộc kiệu Mình Thánh Chúa vào lúc 4 giờ chiều hôm ấy. Nói thế để hiểu rằng, toàn khu vực Trung Tâm Thánh Mẫu Lộ Đức đông chật tín hữu hành hương. Hàng trăm bệnh nhân nằm trên cáng được khiên ra đặt trên lối đi. 
Khi Chúa GIÊSU Thánh Thể xuất hiện, tức khắc tái diễn quang cảnh xảy ra vào buổi chiều hôm trước. Hay nói đúng hơn, mọi tâm hồn như sốt sắng hơn, cảm động hơn và phấn khởi tươi vui hơn. Mọi người cất tiếng hát, đọc kinh và kêu cầu với những lời ghi trong Phúc Âm: “Lạy Chúa GIÊSU, xin thương chữa lành chúng con! Lạy Chúa GIÊSU, kẻ Thầy yêu đang ốm nặng!” Người đau bệnh cũng như kẻ lành mạnh, tất cả đều giơ tay khẩn thiết hướng về phía Mình Thánh Chúa. 
Thế là, Chúa GIÊSU Thánh Thể Lộ Đức liền ra tay ban phúc lành, đáp trả lời kêu cầu của mọi người thiện tâm. Một chủng sinh bị bệnh đang ở giai đoạn cuối đời, liền đứng thẳng lên khỏi chiếc cáng đang nằm, và mạnh dạn tiến bước theo sau chiếc kiệu Mình Thánh Chúa. Rồi một bệnh nhân thứ hai và một bệnh nhân thứ ba, cũng đứng lên hân hoan bước theo sau Chúa GIÊSU Thánh Thể. 
Các nhân viên khiêng cáng phải khó nhọc lắm mới giữ được các bệnh nhân nằm im. Mọi người như cuốn hút vào bầu khí hân hoan phúc lành, cảm tạ và tri ân. Khi ba người khỏi bệnh tiến gần đến Hang Đá Lộ Đức giữa tiếng vỗ tay vang dội, thì những vụ khỏi bệnh khác được tiếp diễn. Một người, hai người, rồi nhiều người được lành mạnh, đứng thẳng lên và vui tươi nhập bọn với anh chị em khác. 
Ôi, diễn tả sao cho cùng những tâm tình kín ẩn của mọi người hiện diện lúc ấy. Không ai bảo ai, tất cả đồng thanh cất tiếng tung hô: “Hosanna - Vạn tuế Con Vua Đavít! Chúc tụng Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến!” 
Kể từ sau biến cố trọng đại ấy, hàng năm khi diễn ra các cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa nơi Hang Đá Lộ Đức, các tín hữu hành hương như cảm thấy lòng mình tràn ngập lòng tin/cậy/mến đối với Mình Thánh Chúa GIÊSU và không ngớt lời chúc tụng ngợi khen. Và Chúa GIÊSU Thánh Thể cũng rộng tay ban phát các ơn lành hồn xác cho tất cả những ai cầu khẩn Ngài với trọn lòng tin/cậy/mến.(Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt)

5. HÌNH CHÚA HÀI ĐỒNG VÀ MÁU THÁNH TỪ MÌNH THÁNH 

Ngày 13-7-1857, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Pio IX (1846-1878) đến hành hương Ferrare (Trung Bắc Ý). Chiều hôm ấy, cùng với đoàn tùy tùng gồm các Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục, Đức Pio IX trang nghiêm tiến vào đền thờ Santa Maria del Vado nơi có thánh tích Phép Lạ Thánh Thể xảy ra trước đó gần 7 thế kỷ. Thánh đường nhân dịp này được thắp sáng trông thật uy linh lộng lẫy. Đức Pio IX đến quì trước Nhà Tạm, thờ lạy Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể. Xong, ngài bước sang bàn thờ bên cạnh, nơi có thánh tích Máu Thánh Đức Chúa GIÊSU ghi trên các tấm đá. Đức Pio IX lặng lẽ quì gối thờ lạy Máu Châu Báu Cực Thánh của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Sau khi thờ kính, Đức Thánh Cha tiến lại gần quan sát kỹ lưỡng các Vết Máu. Ngài quay sang nói với mọi người hiện diện: 
Các Giọt Máu này giống y các Giọt Máu Phép Lạ ghi trên Khăn Thánh thành Orvieto vào năm 1263. 
(Câu nói chứng tỏ sự thật hiển nhiên của Phép Lạ Thánh Thể tại cả hai nơi: Ferrare và Orvieto, đều thuộc nước Ý) 
Năm 1871, nhân kỷ niệm 700 năm xảy ra Phép Lạ Thánh Thể Ferrare (1171-1871), Đức Thánh Cha Pio IX ban cho thành một ân huệ đặc biệt. Đó là hàng năm vào Chúa Nhật thứ 5 sau Phục Sinh, toàn thể giáo phận Ferrare được cử hành các nghi lễ trọng thể để kính nhớ Phép Lạ Thánh Thể. 
Sau đây là diễn tiến Phép Lạ được ghi trong sử liệu Giáo Hội Công Giáo. 
Chúa Nhật Phục Sinh 26-3-1171, nơi nhà thờ Santa Maria del Vado, cử hành Thánh Lễ trọng thể mừng Đức Chúa GIÊSU Phục Sinh. Chủ tế Thánh Lễ là Cha Pietro di Verona, một Linh Mục nổi tiếng thánh thiện. Hiện diện trong Thánh Lễ còn có một số Linh Mục khác và đông đảo giáo dân thành Ferrare tham dự. 
Sau lời truyền phép khi vị chủ tế giơ cao Mình Thánh Chúa cho giáo dân thờ lạy, bỗng toàn thể cộng đoàn trông thấy rõ ràng hình ảnh Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng xuất hiện trong Bánh Thánh. Thân Thể Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng nằm trọn trong Bánh Thánh. Vào thời kỳ đó, tại nước Ý, Bánh Thánh lớn thường có chiều kích gấp 4,5 lần Bánh Thánh lớn hiện nay. Do đó, toàn thể cộng đoàn có thể chiêm ngắm rõ ràng hình ảnh Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng xuất hiện trong Bánh Thánh. 
Thánh Lễ được tiếp tục trong sự xúc động sâu xa của toàn thể cộng đoàn. Thế nhưng, sự lạ êm ái nhẹ nhàng đầu tiên lại tiếp nối một sự lạ thứ hai, oai hùng và đáng run sợ hơn. Đó là, khi vị chủ tế cầm lấy Bánh Thánh và bẻ ra làm đôi, bỗng Máu Thánh Chúa dồi dào tuôn ra từ Bánh Thánh. Máu Thánh chảy ra lênh láng. Chưa hết, Máu Thánh còn phun vọt lên khiến trần đền thờ lấm tấm các giọt Máu Thánh. Mọi tín hữu có mặt đều khiếp kinh hồn vía.. Sau đó, người ta nghĩ rằng, Phép lạ Máu Thánh tuôn ra từ Bánh Thánh như câu trả lời cho những người Do Thái lúc ấy đang có mặt tại thành Ferrare. Những người Do Thái này thường rêu rao từ chối không tin Đức Chúa GIÊSU hiện diện thật sự trong Bánh Thánh. Không tin đã đành, họ còn dám chế nhạo và xúc phạm đến Đức Tin của các tín hữu Công Giáo. 
Phép Lạ Thánh Thể quá hiển nhiên. Tin đồn loan nhanh trong thành phố và các vùng phụ cận. Mọi người tức tốc chạy đến chứng kiến tận mắt Phép Lạ Máu Thánh Đức Chúa GIÊSU tuôn ra từ Bánh Thánh. Chính Đức Cha Amato, giám mục Ferrare cũng đích thân đến ngay nhà thờ Santa Maria del Vado. Chứng kiến hiện tượng diệu kỳ, đức giám mục long trọng tuyên bố trước toàn thể các tín hữu: 
- THIÊN CHÚA đã thực hiện một công trình cao cả và trọng đại. 
Về phần Đức Cha Gerardo, Tổng Giám Mục giáo phận Ravenna, khi nghe tin đồn Phép Lạ Thánh Thể cũng mau mắn đến ngay Ferrare. Trước Máu Thánh phép lạ, Đức Cha quỳ gối thờ kính thật lâu. Sau đó, Đức Cha ban ân xá cho tín hữu nào đến kính viếng Máu Thánh Đức Chúa GIÊSU với trọn lòng tin yêu. Đức Tổng Giám Mục cũng không ngần ngại tuyên bố: 
- Quả thật, chính THIÊN CHÚA đã làm một điều kỳ diệu.

Phép lạ Thánh Thể - Thế kỷ 20

1 và 2. HAI PHÉP LẠ TẠI STICH, NƯỚC ĐỨC
Năm 1970

Stich là ấp nhỏ nhất trong ba ấp tạo nên một giáo xứ tại miền Bavaria, Tây Đức, giáp giới với Thụy Sĩ. 
1- Vào năm 1970, cả ba ấp này được một linh mục coi sóc, ngài đến từ đền thánh Đức Maria Rhein, có từ thời đế quốc La Mã. Vì cha sở lâm bệnh, nên vị linh mục khách từ Thụy Sĩ đến nhận nhiệm vụ, và ngài chuẩn bị dâng thánh lễ theo nghi lễ công đồng Trent tại nhà nguyện Stich vào lúc 8 giờ tối thứ Ba, ngày mồng 9 tháng 6 năm 1970.
Thánh lễ vẫn tiếp diễn theo nghi thức truyền thống cho đến giờ truyền phép, bỗng nhiên vị linh mục nhìn thấy trên tấm khăn gần chén thánh có một chấm đỏ nho nhỏ nhanh chóng lan rộng, lớn bằng một đồng tiền. Lúc nâng Máu Thánh tôn vinh sau khi truyền phép, linh mục cũng nhận thấy một chấm đỏ khác trên khăn thánh ngay tại chỗ chén thánh mới vừa đặt. Nghi ngờ có chỗ rò, ngài thò tay xuống dưới miết qua phần dưới của chén thánh, nhưng hoàn toàn không thấy có chỗ ẩm bên dưới.
Sau khi thánh lễ bế mạc, vị linh mục xem xét kỹ lưỡng ba tấm khăn trên bàn thờ: tấm khăn thánh, tấm khăn hẹp trải bên dưới được coi như khăn thánh thứ hai; và tấm khăn dài phủ bàn thờ. Vì tất cả đều khô, nên ngài không thể tìm được lý do giải thích sự xuất hiện của các chấm đỏ. Sau khi các tấm khăn dính máu được cất vào một vị trí an toàn, vị linh mục liền đến nhà xứ để tường trình diễn tiến cho cha sở đang yếu bệnh.
Vào thứ Năm, ngày 11 tháng 6, các tấm khăn dính máu được cha sở và vị linh mục Thụy Sĩ xem xét cẩn thận, cả hai đều không thể tìm ra lời giải thích tự nhiên nào về các vết dính. Sau khi đã được chụp ảnh, các tấm vải được gửi đến phòng thí nghiệm hóa học để phân tích.
Các kết quả giám định được nữ tu Marta Brunner thuộc đại học bách khoa Zurich gửi đến cho các linh mục. Trong bức thư gửi cho hai vị linh mục, với chữ ký của những người thực hiện cuộc giám định, nữ tu ấy đã tuyên bố các tấm vải đã được trao cho bốn chuyên viên phân tích khác nhau, nhưng không cho họ biết về những điều đã xảy ra trên bàn thờ. Nữ tu viết:
Tôi đã tuân theo chỉ thị của các cha một cách nghiêm ngặt, yêu cầu các chuyên viên cho biết đây là những vết rượu, vết máu hoặc chất gì khác. Kết quả từ bốn cuộc phân tích cho thấy các vết dính được tạo nên là máu người. Ngoài ra, giám đốc của phòng thí nghiệm bệnh viện còn cho biết theo phán đoán đã cân nhắc của ông, máu ấy chắc chắn là máu của một người đang chịu đau đớn cực độ.
Bốn người thực hiện cuộc phân tích là giám đốc phòng thí nghiệm hóa học, chuyên viên đứng đầu phòng kiểm soát máu, một sinh viên y khoa học kỳ thứ sáu, và chuyên viên đứng đầu phòng thí nghiệm về máu và máu đông.
Bức thư của nữ tu Marta được đóng dấu của viện thí nghiệm liệu pháp quang tuyến và y khoa nguyên tử, và dấu của đại học bách khoa Zurich.
2- Vào ngày 14 tháng 7 năm 1970, lúc 8 giờ tối, vị linh mục Thụy Sĩ theo chương trình sẽ dâng một thánh lễ nữa tại nhà nguyện xứ Stich, theo sách nghi lễ công đồng Trent. Ngày này tình cờ trùng với ngày kỷ niệm 400 năm bửu sắc Quo Primum của đức thánh Giáo Hoàng Pius V được ban hành năm 1570. Trong văn kiện ấy, đức thánh Giáo Hoàng truyền khắp Giáo Hội phải cử hành thánh lễ theo sách lễ Roma; các giám mục không còn được tự do phát hành các sách lễ riêng nữa. Sách lễ của đức Pius V thường được gọi là sách lễ công đồng Trent, vì được ban hành như một phần cải tổ của công đồng Trent.
Trước khi thánh lễ khai mạc, vị linh mục đảm bảo đá bàn thờ, các khăn bàn thờ, khăn thánh, và chén thánh đều tuyệt đối sạch sẽ và nguyên vẹn. Tuy nhiên, ngay sau khi truyền phép, các chấm đỏ lại xuất hiện trên khăn thánh. Quay sang bên, vị linh mục ra hiệu cho ông từ, ông lên và đến sát bàn thờ. Trong khi người thủ từ nhìn kinh ngạc vào các vết đỏ, thì vị linh mục cho rước lễ. Nhận ra thái độ bất thường của người thủ từ, cộng đoàn nghi ngờ có gì bất thường đã xảy ra và bồn chồn trong suốt phần còn lại của thánh lễ. Đến cuối lễ, vị linh mục đáp ứng tính hiếu kỳ của dân chúng bằng cách cho họ đến sát bàn thờ để tận mắt xem các vết dính.
Sự kiện thứ hai này cũng được tức tốc tường trình lên cha sở. Vì các tấm vải ngày 9 tháng 6 đã được giao cho phòng thí nghiệm của đại học bách khoa Zurich, nên cha sở quyết định gửi các tấm vải ngày 14 tháng 7 lên bệnh viện quận Cercee,1 cũng với những biện pháp thận trọng, và không tiết lộ về nguồn gốc các vết dính. Các nhà khoa học chỉ được yêu cầu nhận diện chất lỏng đã tạo ra các vết dính ấy.
Kết quả những cuộc giám định các vết dính ngày 14 tháng 7 được gửi về ngày 3 tháng 8 năm 1970. Một bản báo cáo được được gửi lên đức giám mục, tuyên bố ngắn gọn các vết dính ấy là máu người.
Sau khi đã nhận được kết quả các cuộc giám định, người ta bắt đầu nhận các tờ khai trình từ một số người đã chứng kiến các vết dính trên bàn thờ lúc phép lạ ngày 14 tháng 7. Vào ngày 8 tháng 11 năm 1970, thủ từ nhà thờ xứ Stich, ông Joseph Talscher cung khai rằng:
Vào chiều tối ngày 14 tháng 7, cha đang cử hành thánh lễ tại nhà nguyện xứ Stich. Lưu tâm đến những điều đã xảy ra vào ngày 9 tháng 6, chúng tôi bảo đảm các khăn trải trên bàn thờ đều sạch sẽ… Sau khi rước lễ, linh mục ra hiệu cho tôi và chỉ vào bàn thờ. Khi ấy, tôi nhìn thấy các vết dính. Sau thánh lễ, tất cả chúng tôi đến gần nhìn cho rõ ràng các tấm vải và đặc biệt là có một vệt lớn, to bằng tấm bánh thánh của linh mục. Chúng tôi nhìn thấy một hình thánh giá rất rõ trên đó. Chúng tôi nhìn nhau kinh ngạc. Có một chút khác biệt giữa các vết dính này với các vết dính ngày 9 tháng 6, những cũng cùng một vị linh mục dâng lễ. Tôi tuyên thệ sẵn sàng lặp lại tất cả những điều này.
Ông Johannes Talscher, thủ từ đền thánh Đức Maria Rhein, anh em với người thủ từ của nhà thờ Stich, tuyên bố rằng họ đã tham dự thánh lễ ngày 14 tháng 7 tại nhà thờ Stich. Ông ấy còn viết thêm:
Tôi đã biết về phép lạ máu thánh ngày 9 tháng 6 khi linh mục này đang dâng thánh lễ, vì thế tôi hy vọng sẽ xảy ra lần thứ hai… Vào cuối lễ, cha đáng kính bảo chúng tôi đọc kinh Lạy Cha để tôn vinh Máu Thánh Chúa. Sau đó, tỏ vẻ cảm động, ngài cho chúng tôi biết hiện tượng ngày 9 tháng 6 lại xảy ra. Chúng tôi được phép lên gần bàn thờ. Tôi nhìn thấy bốn vết dính. Một vết lớn bằng tấm bánh lễ dành cho linh mục và một hình thánh giá bên trong. Một vết khác lớn bằng tấm bánh lễ nhỏ, và hai vết còn lại nhỏ hơn. Tất cả đều màu đỏ nâu. Theo ý kiến vững vàng và đã cân nhắc của tôi, các vết máu mầu nhiệm này không hề có một lời giải thích tự nhiên nào cả.
Một nữ tu y tá của bệnh viện thành phố tại Rosenheim, Tây Đức, cũng có mặt trong thánh lễ ngày 14 tháng 7, đã ghi lại các chi tiết trong lời cung khai ngày 10 tháng 11 năm 1970:
Chúng tôi tất cả lên bàn thờ. Thoạt tiên, chúng tôi nhìn thấy ba vệt dính, một vệt lớn bằng bánh lễ lớn dành cho linh mục. Hai vệt kia nhỏ như bánh lễ cho giáo dân. Sau đó, chị tôi là Maria kêu lên một tiếng kinh ngạc và chỉ cho tôi vệt thứ tư ở về phía Phúc Âm của bàn thờ. Tất cả chúng tôi đều kêu lên kinh ngạc: “Nhìn kìa, có cả hình thánh giá ở trên!” Các mép ngoài của các vệt dính rất rõ nét. Chúng không thấm theo các sớ vải như những chất lỏng bình thường khác, nhưng xuyên thẳng qua các tấm vải bàn thờ và sắc nét. Mọi người có mặt đều kinh ngạc và hết sức xúc động, như trong tình trạng bị choáng váng.
Một bản cung khai khác được nhiều người có mặt trong thánh lễ ngày 14 tháng 7 cùng ký tên, nhận rằng khi nhìn thấy các vệt dính, họ thấy các vệt ấy vẫn còn ẩm và có nhiều cỡ khác nhau. “Những vệt dính ấy có thể được thấy cả ở tấm khăn nhỏ đặt bên dưới khăn thánh... Nhiều vệt dính có một hình thánh giá ở giữa. Ngoài ra, cả hai tấm khăn bàn thờ đều ngấm cùng một vệt dính.”
Đức cha Joseph Stimple, giám mục giáo phận Augsburg đã kịp thời thông tri cả hai sự kiện. Ngài chỉ định một ủy ban điều tra, vào ngày 9 tháng 10 năm 1970, vị linh mục người Thụy Sĩ được yêu cầu trình bày mọi chi tiết về cả hai phép lạ. Sau khi nghiên cứu kết quả các cuộc giám định khoa học và những cuộc phỏng vấn các nhân chứng, vấn đề đã được đệ trình lên thánh bộ Giáo Lý Đức Tin tại Rome.
Các tín hữu tại Stich cảm thấy diễm phúc vì hai phép lạ Thánh Thể đã xảy ra tại ngôi nhà nguyện khiêm tốn của họ, và kết quả là họ có một lòng sùng mộ sâu xa đối với bí tích Thánh Thể.

2. Em bé vừa chịu Mình Thánh Chúa không bị cháy

Trước thời Thánh Giáo Hoàng Pio X, trẻ em chưa được rước lễ. Tại Constantinople, thủ đô La Mã cũ, vào thời giám mục Mennas, người ta có thói quen sau thánh lễ nếu còn dư Mình Thánh thì kêu và đem phát cho con nít, hay học trò nhỏ. 
Có một đứa trẻ Do Thái cũng đến rước Mình Thánh như trẻ khác. Khi em này về nhà, cha mẹ nó hỏi tại sao về trễ. Nó thật thà thưa vì ở lại rước lễ. Cha nó làm nghề nấu chế chai lọ thủy tinh, nghe vậy tức quá bèn bắt nó quăng luôn vào lò đang nấu thủy tinh.Người vợ đi đâu về nhà không hay câu chuyện, và thấy mất con, khóc lóc đi tìm con khắp nơi, suốt ba ngày mà không thấy. Em nhỏ trong lò thấy mẹ khóc thảm thiết, liền trả lời vọng ra là mình đang ở trong lò. Người ta đến cạy mở lò và đem em nhỏ ra. Nó còn sống, khỏe mạnh, tươi cười bước ra khỏi lò. 
Hỏi nó, nó cho hay có một bà sang trọng vào trong lò đem nước tưới lửa và đem đồ ăn nuôi nó sống. Cả thành đều hay tin này và cho đó là phép lạ. Hai mẹ con kia xin theo đạo. Nhưng người cha cố chấp không chịu hối cải, nên bị hoàng đế Justinien đóng đinh trên thập ác. 

3. Mình Thánh Chúa và một người lính Liên Sô trẻ vô đạo!

Ðể ghi nhớ Khóa Tĩnh Huấn và Tuần Tu Ðức X dành cho các Linh Mục và Tu Sĩ Nam Nữ Việt Nam đầy tình nghĩa huynh đệ và hữu ích, với đề tài chính : « Tìm hiểu Tông huấn Bí tích Tình Yêu – Sacramentum Caritatis, do Ðức Ông Giuse Ðinh Ðức Ðạo tổ chức tại Roma, từ ngày 07.-11.05.2007, chúng tôi xin giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu Thánh Thể đã làm phép lạ cứu rỗi một người lính Liên Sô trẻ vô đạo, nhưng thành tín : Nhiều tháng trời anh đã mang trên mình một túi đựng đầy Mình Thánh Chúa với tất cả lòng kính cẩn, mặc dù anh không hề biết Mình Thánh là gì cả.

Khí hậu âm u, bầu trời ảm đạm buồn tẻ. Sự vắng lặng của đêm Giáng Sinh, mà không có gì có thể so sánh được, đang từ từ phủ xuống trên miền đất hoang vu, không có lối cho xe chạy qua được. Những đống tuyết đã tan chảy trong mấy ngày qua làm cho con đường mòn trở nên sũng ướt lầy lội. Khu rừng rậm rạp, đen tối đang đứng chắn trước mặt, che khuất cả tầm mắt chúng tôi như một đống mây đang ùn ùn kéo nhanh tới ập lên chúng tôi tựa một bức tường đang chực sập đổ xuống. Chúng tôi vội vàng đếm bước giữa mưa phùn, làm thấm ướt lạnh tới xương tuỷ.

Cha Anselmô (Anselm) kéo chiếc mũ áo choàng ngắn cũ kỹ của ngài thật sát vào đầu. Ngài bước đi với đôi mắt lim dim và không hé môi nói lấy một lời. Sự suy niệm thầm lặng của cha làm tôi đâm ra bực bội. Bây giờ khu rừng đầy đe dọa đang gần kề. Cái lều thợ săn chỉ còn cách xa vài ba ki-lô-mét nữa thôi. Tất cả các con đường mòn cũng như những lối đi vòng quanh ở vùng này tôi đều quen thuộc... Khó mà lạc đường được ! Tôi cảm thấy rùng mình lo sợ : Liệu chúng tôi có đến kịp giờ không ?

Khu rừng rậm rạp đã bao trùm lấy chúng tôi và đồng thời như bảo vệ lấy chúng tôi. Vẻ dễ chịu của các chồi cây bao bọc lấy chúng tôi như mùi hương thơm. Ở chỗ quặt cuối cùng, cha Anselmô đã đứng im lặng và nhìn quan sát trong đêm đang từ từ trở nên tối dần.

« Còn xa nữa không ? »

« Còn độ mười lăm phút nữa », tôi trả lời, « nhưng mỗi phút là rất quan trọng ! Cha cứ tưởng tượng : tối đa, anh ta chỉ còn 24 giờ để sống thôi ! Không có bác sĩ, lại bị các viên đạn bắn vào người... Con đã tự hỏi là làm sao anh ta có thể sống được như thế. May là bà vợ ông kiểm lâm hiểu được tiếng Nga. Một may mắn là cậu Hannes của bà ta đã tìm gặp được cha vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh ! »

« Ðiều may mắn đó chính là sự quan phòng của Chúa ! Chị hãy xem, chúng ta chỉ cần tin tưởng phó thác nơi Chúa việc làm và ngày giờ của mình, và rồi các phép lạ sẽ tươi nở trên mọi nẽo đường chúng ta đi. Nếu như tôi đã không cột kỹ dây đôi giày gỗ của tôi, nếu như Hannes đã không đến được... liệu chúng ta đã có thể đến kịp thời được không ? »

Một ánh sáng yếu ớt nhấp nháy ở phía trái giữa bụi cây. Chỉ còn vài ba bước nữa ! Và chúng tôi đã gõ vào cánh cửa được gài lại bằng một then gỗ to, được bào qua loa. Hình như bà vợ ông kiểm lâm đang chờ đợi chúng tôi sẵn, nên đã ra mở cửa lập tức.

« Lạy cha, thật cám ơn Chúa ! Anh ta vẫn còn sống... ! »

Chúng tôi bước vào nhà và đồng thời là căn phòng duy nhất, được trưng bày những cái gạc nai và những súng săn. Phía trái, ở cuối phòng, một người đàn ông đầu bó băng đang nằm trên chiếc giường xếp. Nét da căng và râu còn lún phún sơ sài, cho thấy đó là một chàng thanh niên đang tuổi sung sức. Anh ta mở mắt khi nghe cánh cửa cọt kẹt mở và mĩm cười. Những vết máu to, đã khô đọng trên vành môi anh ta.

« Lạy Ðức Mẹ, Mẹ đã không dối con », anh ta nói bằng tiếng Nga : « Vị Linh mục đã đến ! Mẹ thật nhân hậu ! » 

Cha Anselmô cởi chiếc áo choàng ướt đẵm nước mưa, để xuống đất và đi lại phía người hấp hối :

« Hỡi con, Ðức Mẹ luôn luôn trung tín. Bây giờ cha đến để giúp con. Vậy, cha có thể làm gì được cho con ? »

Anh ta nói tiếng Nga rất đúng giọng :

« Thưa cha, con tên là Andruscha. Con không muốn chết như một con chó ! »

« Không ai chết như một con chó cả. Linh hồn của con thì bất tử; Chúa Cứu Thế đã trả cho nó bằng một giá rất đắt ! »

« Vâng, thưa cha, con muốn được như những người có đức tin, như một Kitô hữu thực sự. »

« Con đã chịu phép rửa tội chưa ? »

« Thưa, chưa! »

« Con có biết đức tin là gì không ? »

« Thưa, không ạ ! »

« Con có biết cầu nguyện không ? »

Người thanh niên bổng mĩm cười và khuôn mặt anh ta rực sáng lên :

« Dạ, có ạ ! Con cầu nguyện luôn luôn ! »

Bà vợ người kiểm lâm cầm tay tôi và kéo ngồi gần bên bà trên một cái bao tải to đựng lộn xộn đầy khoai tây. Tôi đâm tò mò và hỏi bà : « Bà đã gặp được người thanh niên này ở đâu vậy ? » Quân đội Liên Sô tiếp tục các cuộc chiến đấu; các trận đánh vừa rồi xảy ra trong vùng này. Bà ta đặt ngón tay lên môi và nói nhỏ : « Chờ chút nữa lại nói! » Tôi liếc mắt quan sát bà ta, kiểu nói trang trọng đặc biệt của bà ta làm tôi không khỏi ngạc nhiên. Ðó không phải là một người đàn bà nhanh nhẹn và nói nhiều, mà tôi quen được từ bé tới giờ. Tự nhiên tôi có cảm giác là cái lều này tựa như một ngôi nhà thờ vậy, đầy những Ðấng vô hình. Cái cảm giác đó thật rõ ràng và sống động ! Trong khi đó cuộc trao đổi giữa cha Anselmô và người thanh niên đang hấp hối vẫn tiếp tục. Nhưng sự thể có thực sự nguy hiểm cho anh ta không ? Giọng anh ta từng yếu ớt và không nói ra lời, đã trở nên mạnh mẽ, làm vang cả căn phòng rất rõ ràng. Tất cả mọi chuyện quanh tôi như hoàn toàn biến đổi hết. Tôi đã thoát ra khỏi thời gian, hoàn toàn đang cận kề một bờ bến khác, mà tất cả chúng ta đều phải vươn tới.

« Andruscha, nếu con biết cầu nguyện, con đã có đức tin rồi đó. Con biết gì về Thiên Chúa ? »

« Con chỉ biết Người ở trong con. Con cảm nhận được Người. Vì thế con đã trả lời Người!” 

Phải chăng đây là ảo giác của một kẻ sắp chết? Người thanh niên mở rộng mắt và nhìn vị Linh mục với tất cả sự cảm động. Anh ta xem có vẻ đắn đo từng tiếng và chấm dứt sự im lặng trước một hố sâu bất khả vượt qua; theo cách anh ta diễn tả thì đó là một điều không mấy tốt đẹp. Anh ta tỏ ra không quen với cách nói các chuyện đạo đức.

Cha Anselmô trừng mắt dò xét anh ta. Bổng chốc ngài quì xuống bên cạnh người hấp hối.

“Con đừng quá lo lắng. Cha rất hiểu con!”

Ðó không phải là xưng tội, nên tôi cảm thấy không cần phải bịt tai như trước kia với các người hấp hối khác. Tôi có bổn phận phải đi với cha Anselmô. Ngài không sinh ra ở miền này, còn tôi với tư cách là một nữ cựu hướng đạo sinh, tôi quen thuộc các lối đi, các ngõ đi tắt và các lối rẽ giữa khu rừng rộng mênh mông.

Andruscha nằm nhắm mắt, không động đậy. Nếu anh ta không thở ra mỗi lâu mỗi mạnh thêm, thì tôi cho là anh ta đã chết. Người vợ người kiểm lâm quì xuống và tôi cũng quì theo bà.

Bấy giờ Andruscha liền mở to đôi mắt sáng quắc. Hầu như trọn linh hồn anh ta được biểu lộ qua ánh nhìn của anh ta vào cha Anselmô với một lời thỉnh cầu âm thầm nào đó. Anh ta bắt đầu đem hết chút sức lực còn lại, cố gắng nói với từng tiếng đứt quãng:

“Con có một điều đang mang trên ngực đây. Con đã từng mang nó theo như một kho báu. Con đã không ngừng cầu xin Ðức Mẹ cho con có dịp để trao nó lại cho một vị Linh mục. Và Ðức mẹ đã nhậm lời con!”

Tôi nghĩ rằng anh ta đã đãng trí, nhưng cha Anselmô lại không nghĩ thế. Ðang khi đang nói những lời đó, Andruscha trở mình và nhẹ nhàng lật chiếc chăn đang đắp trên mình anh ta, mở chiếc sơ mi dính đầy máu của anh ta và lấy tay tháo ra khỏi cổ sợi dây có buộc một chiếc túi nhỏ mà anh từng mang theo trên mình.

“Ðó là cái gì vậy?”, anh ta hỏi nhỏ, “Vâng, đó điều con muốn trao lại cho cha! Lạy Ðức Mẹ, con tạ ơn Mẹ.”

Với cái dao xếp bỏ túi, cha Anselmô đã cắt sợi dây, cầm lấy cái túi nhỏ, đi lại phía chiếc bàn, mở mấy chiếc kim găm gài bốn mặt chiếc túi nhỏ lại và tự nhiên quì sụp xuống. Và tôi cũng lập tức quì gối xuống. Kìa, trong chiếc túi nhỏ đựng toàn Mình Thánh Chúa dính đầy máu.
Andruscha đưa mắt chăm chú quan sát chúng tôi. Chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi nghe anh ta hỏi:

“Ðó là cái gì vậy?”

“Các bà hãy ở lại đây và cầu nguyện!” Cha Anselmô nói như ra lệnh. Bà vợ viên kiểm lâm hơi lùi lại một chút và quì gối xuống, hai tay chấp lại và nước mắt chảy dài trên má. Còn tôi không thể rời mắt khỏi tấm khăn nhỏ đầy máu, một chiếc khăn bất xứng đã thay thế cho chiếc khăn thánh Corporale.

“Ðó là cái gì vậy?”, người thanh niên đang hấp hối lại hỏi tiếp.

Cha Anselmô không trả lời anh ta. Sự im lặng của ngài làmn tôi hơi bực mình. Ngài vẫn quì gối thờ lạy Mình Thánh Chúa bị đẵm máu. 

Bổng chốc tôi hoài nghi tự hỏi: Số Mình Thánh này từ đâu tới? Có thực sự là Mình Thánh đã được truyền phép rồi hay chưa? Còn Andruscha không hề biết điều gì anh đã từng mang theo trên mình bấy lâu nay.

“Hỡi con, con hãy nói cho cha biết, ai đã trao cho con thứ này?”

“Một vị Linh mục, ngài trao cho con để con trao lại cho một vị Linh mục khác. Con hằng lo sợ là sẽ không thực hiện được điều đó!”

Anh ta thở ra dồn dập và từng hạt mồ hội to chảy dài trên trán.

Anh ta tiếp tục nói sau nhiều lần cắt quãng:

“Ðó chính là ở Lviv, chúng con đóng quân ở Lviv. Một buổi sáng nọ, con thả bộ đi dạo loanh quanh trong vùng. Chúng con không được phép đi xa khỏi trại đóng quân, nhưng ở gần đó có những cây cối và những khu rừng thưa thớt. Trên một con đường dẫn lên một triền dốc có một ngôi nhà thờ. Vì do những bóng cây chung quanh che phủ, nên ngôi nhà thờ hơi tối. Ðứng trước bàn thờ là một vị Linh mục mặc áo trắng. Ngài làm các cử chỉ và đọc lầm rầm gì đó; con chẳng hiểu gì cả. Nhưng điều đó làm con rất thích, lòng con cảm thấy đầy vui mừng. Con quì gối xuống trong một góc và lặp đi lặp lại kinh của Chúa Giêsu: “Gaspadi pomyluy: Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con!” Bà nội con đã dạy cho con kinh đó. Ðó là tất cả con biết được, bởi vì bà con chết lúc con còn bé xíu.

Trong nhà thờ không có ai khác ngoài con và vị Linh mục ra. Sau lễ phụng vụ, vị Linh mục đến chỗ con và hỏi con làm gì ở đây. Con trả lời là con đọc kinh của Chúa Giêsu và con cảm thấy sung sướng khi cầu nguyện như thế. Ngài cũng hỏi con là con có phải là một Kitô hữu không, và con trả lời là không, con không được chịu phép rửa tội, bởi vì cha mẹ con thuộc Komsomol và những người bezbojniki, những người vô đạo. Bấy giờ vị Linh mục nói với con: “Nếu con muốn, cha sẽ rửa tội cho con! Nhưng trước hết con phải học biết Chúa Giêsu, Ðấng đã cứu rỗi tất cả mọi người nhờ cái chết của Người trên thập giá và nhờ sự sống lại của Người từ cõi chết!”

Từ đó, mỗi ngày con đi đến ngôi nhà thờ để gặp vị Linh mục, trước hết tại bàn thờ và tiếp đến là sau ngôi nhà thờ, nơi con hằng quì gối. vị Linh mục nói với con, ngôi nhà thờ này có tên là “heilige Sophia”, sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

Con không hiểu được rõ lắm, bởi vì ngài nói tiếng Nga không được thạo lắm, nhưng điều chính yếu mà vị Linh mục nói thì con hiểu. Và lòng con cháy lên vì yêu mến Ðức Giêsu, Ðấng đã yêu con trước.

Trong trại lính ai cũng cười ầm lên khi nghe con kể cho các bạn con nghe điều con đã cảm nhận được. Lúc bấy giờ thường có bom dội luôn; nhưng chúng con ẩn khuất dưới các lùm cây.

Một buổi sáng, vị Linh mục không còn mặc áo lễ và không đi lên bàn thờ nữa; ngài đi thẳng đến chỗ con và nói. “Andruscha, người ta đã phản bội cha, cha sẽ bị bắt. Vì thế, cha xin con một điều, con hãy đưa tin cho các Sơ ở công trường Thánh Yura biết. Cha sẽ giao cho con một kho tàng quý báu để đưa lại cho các Sơ, bởi vì các Sơ không còn Linh mục nữa. Con phải cắt nghĩa cho các Sơ là con đến từ thánh địa Sophia và cha Stanislas đã sai con đi với sứ vụ đó. Trường hợp con không thể đến được nơi các Sơ ở, con hãy trao lại kho tàng này cho một vị Linh mục. Con có hiểu không? Không trao cho ai khác ngoài một vị Linh mục. Với kho báu này, con mang Chúa Giêsu trên mình.” 

Con hỏi ngài điều đó có nghĩa gì, nhưng ngài không còn thời giờ nữa để cắt nghĩa cho con, ngài chỉ đủ thời giờ để mở cái hộp trên bàn thờ và lấy trong đó ra cái túi nhỏ được đan bằng chỉ. Ngài đưa cho con và bảo: “Con hãy chạy đi, thật nhanh!” Người ta nghe nhiều bước chân đi. Con chạy nấp vào một cái bụi cây và nhìn thấy: Vị Linh mục ra khỏi nhà thờ, một đám người đàn ông mặc thường phục bao vây lấy cha. Từ ngày đó, con không bao giờ nhìn thấy cha nữa. Vào buổi chiều, con đi vào trong phòng vệ sinh, một nơi không còn ai nhìn thấy con được nữa, con mở cái túi vị Linh mục trao cho để xem và con chỉ thấy những chiếc bánh nhỏ cắt trỏn được đựng đầy trong đó. Con đã muốn tìm các Sơ để trao lại như ngài đã dặn, nhưng chúng con không được phép rời trại lính và những ngày sau đó chúng con phải chuyển quân đi nơi khác. Con nhớ là vị Linh mục đã dặn. “Nếu con không thể trao lại cho các Sơ, thì con phải trao lại cho một vị Linh mục”. Nhưng con không gặp được vị Linh mục nào cả, và vì thế con đã xin với Ðức Mẹ cho con gặp được một vị Linh mục… Cha xem, Ðức Mẹ đã nhậm lời con, bởi vì cha là một vị Linh mục!”

“Andruscha, con đã làm gì với cái túi đựng đầy Minh Thánh, mà con vừa trao lại cho cha?”

“Con đã từng quẳng nó đi, vì khi đi tắm, mấy thằng bạn con hay tò mò muốn biết đó là cái gì, vì con thường mang nó trên ngực. Bấy giờ con đã lấy chiếc khăn mùi-soa của con và đặt những chiếc bánh nhỏ đó vào đó, dùng mấy chiếc kim găm gài chặt lại tứ phía, để không một chiếc bánh nào bị mất. Tại mỗi lần dừng chân con luôn đi tìm một vị Linh mục, nhưng con chẳng tìm gặp được vị nào cả, và con cũng không được phép rời toán quân của con. Bấy giờ con đã cầu nguyện cùng Ðức Mẹ, đừng để con chết trước khi làm tròn được sứ mệnh mà cha Stanislas ủy thác cho con.

Giọng của Andruscha từ từ lạc đi và rất khó lòng có thể hiểu được nữa. Tôi nghĩ rằng là một trách nhiệm lương tâm đò hỏi khi tôi khẳng định là tôi phải ghi lại từng lời, điều anh ta đã kể lại. Bây giờ anh im lặng, nhắm mắt lại, rồi lại mở mắt to ra và hỏi lần thứ ba:

“Ðó là cái gì vậy?”

Cha Anselmô tóm tắt lại như thể ngài vừa tĩnh lại từ một giấc ngủ say. Thay vì trả lời câu hỏi của Andruscha, ngài lại nêu lên một câu hỏi khác. Tôi cảm thấy hầu như tức giận ngài luôn.

“Andruscha, tại sao người ta không đưa con vào bệnh viện sau khi bị thương như thế?”

“Bởi vì con không muốn. Bởi vì con sợ người ta sẽ lấy mất cái túi nhỏ và con sẽ không bao giờ gặp được vị Linh mục nào nữa. Máy bay đã bay rất thấp để tấn công chúng con dữ dội; quả thật người ta phải vất vả vì đủ thứ việc phải làm, như khiêng các người bị thương lại một chỗ.”

“Và đã xảy ra cho con ra sao?”

“Con không cử động được nữa. Ai cũng tưởng con đã chết!”

“Và sau đó?”

“Sau đó họ kéo đi hết, và con lòng đầy vui mừng được bỏ lại một mình, ôi thật vui mừng! Vì điều đó muốn nói rằng thế là con sẽ có dịp gặp được một vị Linh mục. Con rất đau đớn, nhưng lòng con tràn đầy vui mừng… Cha xem, thân xác con thuộc về tổ quốc, còn linh hồn con lại thuộc về Thiên Chúa! Vào buổi chiều người ta đã nhặt con và khiêng vào túp lều này!”

Ðầy giọng cương quyết, cha Anselmô nói: “Andruscha, con hãy nghe đây, suốt thời gian qua con đã mang Chúa Giêsu trên người con. Người đã thương con, đến nỗi Người đã trở nên bánh để làm của nuôi chúng ta. Người ẩn mình dưới những tấm bánh này. Con có tin vậy không?”

Một cái mĩm cười lạ lùng làm rạng rỡ của khuôn mặt người lính trẻ.

“Vâng, con tin điều đó! Con đã cảm thấy con mang trên mình một kho báu. Ngày đêm rồi lại ngày đêm, con đã cảm thấy phải lặp đi lặp lại lời kinh của Chúa Giêsu. Và lời kinh đã làm cho lòng con ấm áp vô cùng. Con chắc chắn rằng Ðức Mẹ đã thương nhậm lời con xin!”
“Andruscha, con có muốn được rửa tội không?”
“Dạ,dạ, con muốn lắm!…” 
Không được phép để một phút nào qua đi vô ích! Mũi anh ta đã thu nhỏ lại, nét mặt đã tái nhợt, hơi thở hổn hến như muốn xé lồng ngực anh ra, tất cả đều báo trước cái chết đang tới. chỉ còn đôi mắt sáng rực lạ lùng của anh ta là dấu chỉ của sự sống đang thu về trong thẳm sâu của linh hồn anh ta.
“Vâng, con muốn lắm!” anh ta nhắc lại cách thành khẩn.
Cha Anselmô quay lại phía người vợ viên kiểm lâm đang đưa cho ngài bát nước.
“Andreas, cha rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần!”
Tiếp đến, ngài nhấn mạnh từng lời:
“Con yêu quý, giờ đây cha trao cho con Ðấng con đã mang trên mình bao ngày tháng qua, Bánh Hằng Sống. Ðây là Ðấng mà chẳng bao lâu nữa sẽ đón nhận con. Con có tin rằng Người hiện diện trong những tấm Bánh này không?”

Bấy giờ đã xảy một điều hoàn toàn không ai ngờ trước được. Andruscha ngồi dậy, chấp hai tay và kêu:

“Vâng, con xin tin, con rất tin điều ấy! Xin cha hãy mau ban cho con Bánh Hằng Sống!”

Cha Anselmô cầm Mình Thánh. Từ chỗ tôi đang quì, tôi nhìn thấy rõ đó là Mình Thánh Chúa có một vết đỏ! Cha Anselmô tiến lại gần người hấp hối, hai mắt anh ta rực sáng lên như hai ngôi sao, và ngài đã cho anh ta rước lễ…

Andruscha nằm ngã xuống nặng nề trên chiếc giường xếp của anh ta và khép nghiền hai mắt lại. Anh ta không còn mở nó ra bao giờ nữa. Chúng tôi đều quì xuống trên nền nhà và không còn dám thở nữa. Cái cảm tưởng mà tôi có được khi mới bước chân vào cái lều này, đã trở nên mạnh mẽ trong tôi. Thế giới vô hình bao trùm lấy chúng tôi với sự hiện diện thực sự của nó, một sự hiện diện tác động một cách toàn diện hơn cả những chiều kích cụ thể của chúng ta.

Sau một vài giây lát, cha Anselmô bắt vào mạch của Andruscha. Ngài yên lặng đứng dậy và làm dấu Thánh Giá.

“Chúng ta hãy cầu nguyện! Anh ta sẽ phù hộ cho chúng ta.”

Quì gối và hết sức cẩn thận, cha đã đặt lại Mình Thánh vào chiếc khăn mùi-soa, xếp lại và để vào túi áo khoác của ngài.

“Tôi không được phép ở lại đây lâu hơn nữa”, cha Anselmô nói thế và quay lại phía bà vợ người kiểm lâm: “Xin bà lo cho anh ta một lễ nghi an táng theo đúng phép đạo!”

Người đàn bà ngước mặt giàn giụa nước mắt về phía chúng tôi, bà lẩm bẩm: “Thật phúc đức biết mấy cho ngôi nhà này!”

Chúng tôi bắt buộc phải có mặt ở nhà trước khi luật giới nghiêm bắt đầu; chúng tôi không được phép làm mất thời giờ. Cha Anselmô kéo cái mũ trùm đầu sát vào đầu, bởi vì trời đang mưa phùn.

Trong khi sắp tới nhà, ngài đã quay về phía tôi và nghiêm giọng nói:

“Thế mà vẫn có những kẻ điên khùng còn hồ nghi rằng tự bản chất, linh hồn con người thuộc về Kitô giáo, và rằng trong chúng ta được đóng ấn một hình ảnh không thể phá bỏ được, hình ảnh của Ðức Giêsu, Ðấng là “hình ảnh thật sự của Thiên Chúa vô hình” (Cl 1,15).

“Vâng, thưa cha!”

Tôi không còn nói được nữa, vì cổ tôi nghẹn lại rồi.

(Trích trong: Maria Winowska, “Blut an den Händen”, Paulusverlag Freiburg Schweiz, 1975, trang 75-85)

LM Nguyễn Hữu Thy
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây