WGPCT: Để minh họa cho bài thuyết trình tĩnh tâm LM của Hạt Sóc Trăng về 9 loại cá tính.: http://gpcantho.com/AudioPlay.aspx?AudioCode=124
BBT xin được giới thiệu một số tài liệu có liên quan để những ai có quan tâm đến vấn đề có thể tìm hiểu sâu hơn
I. KHÁI NIỆM
“Chín loại cá tính” có một lịch sử lâu đời và bí ẩn cách đây khoảng 2000 năm, xuất xứ từ Afghanistan
Một | Hai | Ba | Bốn | |
Tránh né | Sự bất toàn | Nhu cầu Bản thân | Sự thất bại | Sự tầm thường |
Đặc điểm | Cầu toàn | Phục vụ | Thànhcông | Lập dị |
Tiêu cực | -Thất vọng về mình và người. -Dồn nén và bất bình -Nguy hiểm:chán nản, trầm uất | -Để tranh thủ tình cảm, muốn kẻ khác chú ý, lệ thuộc vào mình. -Dễ bị tổn thương | -Đòi hỏi, không chấp nhận sự bất tài.Đòi hỏi hiệu năng -Tham vọng, biến kẻ khác thành đá lót đường. | -Cảm giác cô đơn, khác người, “siêu” -Khó có tương quan thân mật với kẻ khác -Dễ bị tổn thương |
Tích cực | -Hoàn tất công việc cách tối ưu. -Hóm hỉnh, kể chuyện lý thú. -Trung thực, công bình | -Tương giao rộng. -Tận tâm, tế nhị, niềm nở -Bất bạo động. -Không kết án mà giúp đỡ. | -Có tài tổ chức. -Có tinh thần đồng đội. -Khéo ăn khéo nói. -Dấn thân tối đa để thành công. -Là cố vấn linh hướng đại tài. | -Có lòng trắc ẩn vì cảm được nỗi cô đơn -Có óc nghệ sĩ, sáng tạo. - Thường “có duyên” |
Theo gương Chúa Giêsu | -Hãy nên hoàn thiện (Mt.5,48) -Ý thức sự tương đối (Mt.13,30) -Khoan dung trước những bất toàn -Lc.6,23 -Mt.5,41 -Lc.6,35 -Mt.5,45 -Tin TC vẫn âm thầm tác động(Mt.4,26-29) | -Đến để phục vụ. (Mt.10,45) -Như dụ ngôn người Samaria (Lc.10,10-37) -Nhưng phải vô vị lợi và không đòi hỏi sự lệ thuộc. Mt.14,22; Mc.5,18 -Cần tin nhận tình cho không của TC. -Tình yêu là hiệpthông>phục vụ | -CGS đào tạo nhân sự (Lc.10) -Có người yểm trợ tiền của. (Lc.8,3) -Cần quan tâm đến người>việc -Cần chấp nhận thất bại:Ga.6,65 -CGS thất bại vì không là Messia kiểu thếgian (Mt.4,5-8) | -CGS có lòng thương cảm -Lc.7,13 -Ga.11,35 Lc.13,10-17 -CGS: anh hùng côđơn (Lc.20,44) -Nhưng không chìm trong u sầu mà hướng tới PS (Mc.8,31; Ga14,30) -An ủi > được ủi an Lc.23,28-31 |
Cần hướng về | LOẠI 4 | LOẠI 8 | LOẠI 9 | LOẠI 2 |
Trung tâm chi phối | BẢN NĂNG | TIM | TIM | TIM |
Cách ứng xử | Khiêu khích | Lệ thuộc | Khiêu khích | Tránh né |
Vật biểu tượng | Chó phốc | Mèo | Công | Chó lùn |
Tật xấu | Nóng giận | Kiêu ngạo | Dối trá | Ganh tị |
Đức tính cần tập | Thanh thản | Khiêm nhường | Trung thực | Quân bình |
Vật tổ | Kiến | Chó lông xù | Đại bàng | Ngựa đực giống đen |
Cạm bẫy | Sự toàn thiện | Sự phục vụ | Tính hữu hiệu | Tính trung thực |
Năm | Sáu | Bảy | Tám | Chín | |
Tránh né | Sự trống rỗng | Sự sai lệch | Sự khó nhọc | Sự yếu đuối | Sự xung đột |
Đặc điểm | Trí thức | Cầu an | Khoái lạc | Thống trị | Hài hoà |
Tiêu cực | -Im lặng, không thèm nói -Cho người khác là nông cạn, nhẹ dạ -dè dặt, không dấn thân -thiếu tương giao. -trừu tượng | -Bám víu vào luật lệ -Đòi hỏi vâng phục. -Không tự khởi động được. -Tự vệ bằng cách tấn công. | -Nông cạn -Dễ buông thả -chậm trễ | -Thích đè bẹp, hạ bệ người khác -Diều hâu, không chấp nhận hoà hoãn. | -Lừ đừ -Thiếu nồng hậu, ấm áp. |
Tích cực | -là nhà quan sát giỏi. -Kiến thức rộng. Nhận thức bằng ý nghĩa>cảm giác. -Chăm chú lắng nghe -Tìm ra ý nghĩa các biến cố -Dí dỏm -Thích giới thiệu kẻ khác | -Hiếu khách -Thẳng thắn -Hết mình với cộng đoàn. -Đúng giờ -Thi hành chỉ thị rất tích cực. | -Hồn nhiên -Vui nhộn -Biết tán gẫu, kể chuyện vui -Luôn nhìn khía cạnh tích cực của cuộc sống. | -Can đảm, chống kẻ ác -không sợ dư luận -Sẵn sàng đối đầu với mọi thách thức. | -Khả năng lắng nghe vô tận. -Là trọng tài lý tưởng trước những xích mích. |
Theo gương Chúa Giêsu | -CGS nhận ra ý nghĩa các biến cố Lc.12,56 -Nhưng ngài không trừu tượng mà dùng hình ảnh,ngôn ngữ đơn sơ. -Giảng bằng đời sống> lý thuyết suông | -CGS hết mình với cộng đoàn. -Trung thành với lề luật, lời kinh thánh. -Nhưng không nô lệ lề luật. -Luật là phương tiện chứ không phải cứu cánh. | -CGS thích ngồi ăn tiệc với bạn bè. (Ga.21) -Ăn cưới (Ga.2,1-11) -Nhưng không trốn tránh đau khổ mà chấp nhận nó để vào vinh quang. | -CGS: người hùng, can đảm. -Đuổi con buôn. Ga.2,13-17 -Chống Biệt phái, kinh sư. (Mt.23) -Không sợ uy quyền, chết chứ không im lặng. -Không tự phụ, khiêu khích nhưng bất bạo động, khoan dung,thông cảm. | -CGS kiên nhẫn đợi chờ. Mt.13,30 -Nhưng năng động chứ không lười biếng, uể oải, tiêu cực. -Cần lãnh nhận ơn CTT thúc đẩy. -Ra khỏi uể oải nhờ hiệp thông với cộng đoàn. |
Cần hướng về | LOẠI 7 | LOẠI 3 | LOẠI 1 | LOẠI 5 | LOẠI 6 |
Trung tâm chi phối | ĐẦU | ĐẦU | ĐẦU | BẢN NĂNG | BẢN NĂNG |
Cách ứng xử | Tránh né | Lệ thuộc | Lệ thuộc | Khiêu khích | Tránh né |
Vật biểu tượng | Chồn | Thỏ | Khỉ | Tê giác | Voi |
Tật xấu | Hà tiện | Sợ sệt | Buông thả | Ngạo nghễ | Luời biếng |
Đức tính cần tập | Siêu thoát | Can đảm | Tiết độ | Đơn sơ | Nhanh nhẹn |
Vật tổ | Chim cú Hươu | Hươu | Bướm | Cọp | Cá heo |
Cạm bẫy | Kiến thức | An toàn | Lý tưởng | Công Bằng | Sự tự khinh |
Muốn trắc nghiệm 9 loại cá tính xin mời vào:
http://tuoimuctim.net/?mz=trnghiemdmuc
LOẠI 1: PHẪN NỘ
Người thuộc loại 1 tránh né sự nóng giận. Cưỡng lực tâm lý này làm họ tưởng mình toàn hảo, nên họ bực bội khi không hoàn thành công việc như ý họ muốn, cũng không chấp nhận sự bất toàn nơi người khác. Họ nóng giận, nhưng cơn giận thường bị dồn nén, thường biểu lộ qua giọng nói "gắt", cử chỉ bực bội, nhăn mặt. Họ tỉ mỉ xem xét mọi khía cạnh của công việc sao cho thật hoàn hảo, nhưng rồi họ bất mãn vì sự việc không bao giờ hoàn hảo.
Tính tốt: Họ có tinh thần tự trọng, giữ đúng giờ, đã làm điều gì thì có kiên nhẫn và có lương tâm. Đồng thời họ là người thẳng thắn, đáng tin cậy.
Tính xấu: Người loại 1 có khuynh hướng đòi buộc người sống cùng nhà với họ hay người họ tiếp xúc cũng phải làm như họ. Tại sao họ độc tài như vậy? Đây là một tâm lý mâu thuẫn, vì họ lệ thuộc người khác, nhưng bề ngoài lại như độc lập và kiêu hãnh với người, chính họ cũng không biết khuynh hướng lệ thuộc này. Cưỡng lực lệ thuộc này ra lệnh cho họ phải tỉ mỉ, hoàn hảo, vì họ sợ rằng: nếu họ không hoàn hảo, họ sẽ không được người khác chấp nhận.
Tâm trạng: Khi bản thân hay tha nhân không làm được như họ muốn, thì họ ấm ức với mình hay với người. Thái độ này xẩy ra, vì khi còn bé, họ thuộc loại trẻ được tiếng là ngoan. Để giữ tiếng khen này, họ cố gắng bằng bất cứ giá nào, miễn sao không mất tiếng "bé ngoan".
Họ hay nghiền ngẫm lại những sự việc đã qua, tự dày vò mình vì những lỗi lầm cũ và cả những lỗi mới khám phá ra.
LOẠI 2: CẦN NHỜ
Người thuộc loại 2 tránh nhìn nhận mình có những nhu cầu, bằng cách lăng xăng tìm giúp đỡ người khác, họ hãnh diện vì là người hay giúp đỡ, nhất là đối với ai là người đặc biệt với họ. Cưỡng lực làm họ bị lệnh lạc là họ không muốn thú nhận mình cũng có những nhu cầu, họ cũng cần nhờ người khác.
Tính tốt: Họ có sự nhậy cảm, lòng hảo tâm, sẵn sàng hy sinh để phục vụ. Họ đánh giá cao những mối quan hệ cá vị. Họ muốn chạm tới người khác, họ lưu tâm đến người khác, muốn người khác cảm thấy quan trọng và được yêu mến.
Tính xấu: Căn bản là họ chối bỏ rằng họ giúp đỡ để tìm kiếm một sự yêu mến, quý trọng nơi tha nhân. Họ muốn những người họ giúp đỡ phải lệ thuộc vào họ. Họ mong mỏi người khác nhận ra điều họ đã làm để vui lòng người ấy, và thật là đau lòng nếu điều đó lại không được nhận biết.
Tâm trạng: Người loại 2 là người đau khổ, vì theo chủ quan của họ, họ thường thấy người khác bạc bẽo. Họ "cho đi thật nhiều mà nhận lại chẳng bao nhiêu". Họ tìm cách để bắt kẻ khác sống lệ thuộc vào điều họ giúp đỡ. Nếu không có ai để họ thi ân, thì họ cảm thấy mình hết giá trị, hết quan trọng. Rất quan tâm đến lời khen, tiếng chê của những người được họ giúp đỡ.
LOẠI 3: THẤT BẠI
Cưỡng lực của người loại 3 là tránh thất bại. Họ nghĩ rằng con người của họ chỉ có giá trị khi họ thành công trong vai trò họ đảm nhận. Họ dồn nghị lực cho những thành công trước mắt, để rồi lăn xả vào công việc.
Tính tốt: Loại người này bất chấp tất cả, hy sinh bao nhiêu cũng được. Họ có óc tổ chức. Họ xác định rõ mục tiêu hành động, hiểu rõ công việc và những tiêu chuẩn đánh giá thành công hay thất bại. Nhờ đó, họ dễ lôi kéo người khác làm việc. Họ là người làm việc tập thể tốt và ăn nói giỏi, chú trọng tới ngoại diện và cách ăn mặc. Họ dành tất cả cho thành công, nên dễ thu hút người khác vào tổ chức, tập thể của họ.
Tính xấu: Họ quan niệm thành công tùy theo kẻ khác khâm phục nhiều hay ít. Người khác được sử dụng như công cụ để làm bàn đạp dẫn tới thành công. Họ hay khoe mẽ, tài lợi khẩu của họ đôi khi thành huyênh hoang. Nếu cần để thành công, đôi khi họ có thể trở thành xảo quyệt.
Tâm trạng: Người loại 3 dễ lẫn lộn giữa thành công trước người đời với giá trị thật. Họ tạo cho mình một mặt nạ. Họ dồn mọi tình cảm riêng tư, coi mình như không còn những nhu cầu cá nhân. Bề ngoài coi họ như dấn thân, nhưng thật ra, họ vốn có những nhu cầu như bất cứ ai. Ngoài ra, khi người đời không nhận họ thành công, thì họ sinh ra thất vọng.
LOẠI 4: TẦM THƯỜNG
Loại người số 4 tránh tầm thường, vì họ cho rằng chỉ có họ mới "độc đáo". Họ bi đát hóa cuộc đời, vì họ thường là những người đã chịu đựng nhiều đau khổ trong quá khứ. Họ như bị một cưỡng lực thúc đẩy, bắt họ nghĩ rằng: người tầm thường không hiểu được họ, vì đời họ "đặc biệt" lắm.
Tính tốt: Họ nhậy cảm. Khi cần lắng nghe tâm sự và những uẩn khúc, thì họ là nhà chuyên môn có thể hàn gắn được đau thương của những tình trạng éo le nơi kẻ khác. Họ có tâm hồn tế nhị, dễ nhận ra những vẻ đẹp thâm sâu, những ý nghĩa tượng trưng trong đời sống. Họ có óc thẩm mỹ, nghệ thuật cao.
Tính xấu: Người loại 4 hay bộ tịch, kiểu cách. Họ làm những điều lập dị để tỏ ra khác người. Lập dị trong giọng nói, cử chỉ, cách đi đứng ... Họ không còn hồn nhiên đơn sơ. Giấc mơ của họ là đời sống bình dị, nhưng đời sống của họ lại đầy những xếp đặt cầu kỳ. Nếu người khác cười họ thì họ khinh khỉnh, vì họ cho rằng người khác tầm thường, không hiểu nổi cái đặc biệt của họ.
Tâm trạng: Loại người số 4 có khuynh hướng bi thảm hóa đời sống. Họ sống với kỷ niệm hơn với thực tại. Quá khứ bao giờ cũng đẹp. Họ dễ bảo thủ và tự kiêu. Khi cư xử với người khác, một chút vô tình, họ cũng cho là cả trái núi nhẫn tâm. Còn cơ cực, họ phải chịu dầu nhỏ bé như xước tay, trầy da, họ cũng làm ra bộ đau đớn như máu chảy thành sông. Họ càng làm ra vẻ đặc biệt, thì người khác lại càng thấy họ chẳng có gì đặc biệt.
LOẠI 5: TRỐNG RỖNG
Người thuộc loại 5 tránh trống rỗng. Họ quan tâm tới việc tích lũy kho kiến thức của mình. Cưỡng lực làm họ chủ quan, cho rằng chỉ có họ mới biết những cái thâm sâu trong xã hội, cuộc sống hay trong cách xử thế. Họ cảm thấy cần hiểu biết hơn nói năng, dường như họ sợ rằng khi chia sẻ với người khác những kiến thức của họ, họ sẽ bị nghèo nàn đi. Họ không thích tạo ra những quan hệ xã hội, vì chúng không giúp gì cho việc hiểu biết. Họ là những quan sát viên hơn là những tham dự viên của cuộc đời. Và cả khi tham dự, họ cũng chỉ mon men ở ngoại biên mà thôi.
Sự im lặng ít nói của họ thường làm người khác khó chịu. Nhưng khi phải phát biểu, họ có khuynh hướng trình bày tư tưởng như một bản tổng kết tóm tắt gọn gàng, rất rõ ràng. Sự khó chịu của người khác làm cho họ nghĩ rằng người khác quá nông cạn, không hiểu nổi những gì họ suy nghĩ. Vì thế, họ lại rút vào thinh lặng. Họ muốn biết tường tận mọi phương diện của vấn đề trước khi nói về nó. Và họ cũng chỉ nói một phần những điều họ biết. Họ ra sức bảo vệ những lãnh vực riêng tư của họ.
Tính tốt: Họ dễ trầm tư suy nghĩ, đọc giấy tờ hay tài liệu nào thường đọc chăm chú để hiểu tường tận vấn đề. Khi là người hội thảo hay chia sẻ, họ có đức tính đáng kể là sự nhẫn nại và lắng nghe một cách khách quan.
Tính xấu: Họ bủn xỉn thời giờ, họ khó chịu khi bị ai nhờ vả chuyện gì, vì chuyện gì cũng phải tốn thời giờ. Họ không dấn thân vào chuyện nào, mà chuyện nào cũng chỉ trích, cho là chưa đáng kể để họ dấn thân.
Tâm trạng: Nỗi khao khát muốn lấp đầy khoảng trống nội tâm bằng những kiến thức là kết quả của một thời thơ ấu cô độc, đặc biệt trong mối tương quan với người mẹ. Họ cảm thấy khác với các anh chị em trong nhà. Cuộc sống cô đơn được lấp đầy bằng thế giới ý tưởng, chứ không phải bằng sự tham dự hoặc tương quan với người khác. Khi nói chuyện, người ta khó thấy sự biến chuyển tình cảm qua giọng nói hay nét mặt của họ. Thái độ lạnh lùng, ít nói thường đẩy họ vào ngõ bì của "vỏ sò cô đơn".
LOẠI 6: LỆCH LẠC
Mâu thuẫn của loại người này nằm ở chỗ họ muốn tránh lệch lạc, thì họ đã lệch lạc rồi. Cưỡng lực của người loại số 6 là tránh làm sai luật. Họ nhìn cuộc đời như được điều khiển bằng những qui tắc, luật lệ. Họ hết sức nỗ lực để chu toàn các bổn phận của họ. Họ coi đây là sự trung thành với những nhóm mà họ là thành viên. Họ dựa vào luật, dựa vào người có thẩm quyền để quyết định, vì họ muốn tìm sự an toàn. Họ sẵn sàng vui vẻ tuân giữ luật, nhưng rất cứng đầu cứng cổ khi phải thay đổi điều gì ra ngoài qui phạm. Họ không có tính tự phát, rất sợ quyết định sai, họ cẩn thận, tránh liều lĩnh đến độ bỏ mất nhiều cơ hội tốt. Điều mà người khác có thể coi là một sự thách đố hào hứng, thì họ cho là một mối đe dọa. Họ đối phó với nỗi lo sợ bằng cách phản ứng mạnh. Khi cảm thấy bất ổn, họ dễ dàng coi những gì đối nghịch với họ là điều nguy hiểm, có ác ý và họ tỏ thái độ chống đối.
Tính tốt: Họ trung thành với nhóm, với tập thể của họ, họ là người sùng đạo và chung thuỷ trong tình bạn. Họ dễ niềm nở, thoải mái và quảng đại với người họ thân cận, có tính hiếu khách. Khi mến ai, lại biết được sở thích của người đó, thì họ tận tình săn sóc.
Tính xấu: Họ sợ trách nhiệm, sợ mạo hiểm, sợ đổi mới. Họ cho những sáng kiến là không chính thống. Nếu ai thay đổi một chữ, hay "làm lệch" phong tục, thói quen, nhất là luật lệ, thì họ nhân danh nhóm phê phán người đó, họ tự gán cho mình bổn phận tái tạo trật tự. Điều mâu thuẫn là họ có thể hành động hoàn toàn ngược lại, bằng cách giả điếc làm ngơ để "để khỏi phải lo". Đối với họ, biết thêm một vấn đề không mang lại niềm vui, mà chỉ thêm phiền toái, vì thêm việc, thêm trách nhiệm.
Tâm trạng: Thiếu tự tin, bất an, sợ sệt. Quyền bính luôn ám ảnh họ. Để thoải mái, để tránh phải bị cắn rứt, họ chỉ có một cách là vâng lời.
LOẠI 7: BUỒN ĐAU
Loại người số 7 ham vui trước mắt. Họ như bị cưỡng bức tránh những gì đau buồn (mặc dầu là cái buồn chỉ tạm thời để mang lại cái vui lâu bền). Họ tránh nhìn khía cạnh bi quan của cuộc đời quanh họ. Họ khó thực hiện kế hoạch đã đề ra, vì đã thực hiện, họ phải chịu những khó khăn, vất vả.
Đối với họ, cuộc đời phải là một cuộc vui. Họ thích thú dự tính cuộc thăm viếng này, lần gặp gỡ nọ, chương trình vui chơi kia.
Cuộc đời đối với họ là việc xây dựng những kế hoạch tương lai. Tuy nhiên, hiện tại lại luôn luôn đưa ra cho họ những vấn đề, và thay vì lướt thắng những khó khăn, họ tiếp tục đề ra những kế hoạch mới và tìm quên trong khoái lạc.
Tính tốt: Họ dễ tạo vui vẻ ban đầu. Họ có cách làm cho bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có tia sáng. Óc lạc quan của họ có thể giúp người khác tin rằng "mọi sự sẽ tiến tới chỗ tốt đẹp". Lúc buồn hay căng thẳng mà có họ, thì đó là lối thoát tốt đẹp, vì họ có tài làm cho bầu khí thoải mái. Cách nói của họ thường hài hước, dỡn cợt, họ có tài kể chuyện, chuyện của họ thường không ác ý, nhưng nếu không biết tính họ thì dễ phật lòng. Bản tính của họ là tránh buồn đau, nên giữa lúc cãi nhau, họ có thể bất ngờ nói: "Đề nghị mai cãi tiếp, xin nghỉ xả hơi ăn một tô bún cho đỡ đói bụng!".
Tính xấu: Việc gì họ cũng nói: "Thiếu gì giờ, để mai làm cũng không sao". Cuối cùng, họ nản vì toan tính trăm chuyện, mà làm không xong một chuyện. Nhiều khi họ không toan tính, mà lợi dụng thời cơ, họ xía vào chuyện của người khác. Họ cho rằng: không có họ, thì chuyện không thành, nhưng họ không làm được chuyện gì. Họ hay bày chuyện cho người khác làm, hay "nhận xét, xây dựng", vì không kìm hãy được cưỡng lực bốp chốp, nên họ thành người lắm chuyện. Bàn giấy, phòng ngủ, nơi họ làm việc, nhà để xe, nhà bếp của loại người này rất lộn xộn, vô trật tự. Họ luôn bảo: "Chẳng có gì vội, cứ nghỉ ngơi, vui vẻ". Vì nghĩ như vậy, nên họ có giờ bày ra mà không có giờ thu dọn.
Tâm trạng: Tiếc nuối những niềm vui đã mất. Vì sợ mất mát này, họ cố níu kéo để càng ít khổ cực, càng nhiều thỏa mãn càng tốt. Họ có thể là con những gia đình khá giả nay bị sa sút, hoặc trước kia được trọng dụng, chú ý, mà bất ngờ bị thay đổi cuộc sống. Dầu nguyên nhân nào, thì tâm trạng chay trốn đau khổ dể đưa họ đến hưởng thụ, tìm vui, thoải mái với hiện tại.
LOẠI 8: YẾU NHƯỢC
Loại người số 8 tránh tỏ ra mình yếu kém, vì cưỡng lực thúc đẩy họ nghĩ rằng đời sống chỉ có ý nghĩa trong "mạnh được, yếu thua". Họ coi cuộc đời là một cuộc đấu tranh cho công lý. Họ sẵn sàng đối phó và lột mặt nạ những gì là bất công và giả dối. Họ cũng canh chừng không để người khác thấy hoặc lợi dụng chỗ yếu kém của họ.
Tính tốt: Họ hết sức can đảm. Họ sẵn sàng bênh vực những người của họ, không cần biết ai hay cái gì sẽ chống lại họ. Họ có tinh thần hiệp sĩ. Họ không sợ những phản bác và cũng không cần bận tâm đến những gì người khác suy nghĩ. Cái tính "đường ta ta đi" thường biến họ thành mục tiêu lôi cuốn sự chú ý của người khác. Họ không hề dấu diếm sự bât bình của họ, nhưng muốn đem mổ xẻ cho rõ trắng đen. Họ đáng khâm phục ở lòng nhiệt thành trong bất kỳ việc gì họ làm. Họ có nhiều nghị lực để xông pha vào các công việc, để đối phó với những thách thức.
Tính xấu: Họ "ăn thua đủ" những chuyện chẳng đáng phải ăn thua. Họ muốn đả phá vì muốn tỏ ra "ta đây". Hay công kích kẻ khác. Họ rất nhanh nhạy khám phá ra nhược điểm của kẻ khác và sẵn sàng "tấn công". Họ cảm thấy có nhu cầu phải triệt hạ những ai muốn lên mặt làm cao. Không có óc hiếu hòa, vì họ cho hòa là yếu nhược.
Tâm trạng: Một đàng là con người, họ muốn được yêu thương, thông cảm như mọi người. Đàng khác, họ tự tạo ra những chống đối và hãnh diện về những chống đối đó. Cái khó khăn cho họ là làm sao dung hòa được can đảm mà không độc tài, ngăn cản bất công mà không bạo tàn.
LOẠI 9: VA CHẠM
Người thuộc loại 9 tránh va chạm. Như có một cưỡng lực buộc trói họ trong ù lì. Với họ, cuộc đời chẳng có gì hứng thú, nên họ sống miễn sao yên thân thì thôi. Họ sợ thay đổi, ngay cả TV cũng chỉ coi một chương trình. Vì thiếu sinh khí nên họ chần chừ. Đi đâu cũng trễ, có khi quên luôn cả việc hẹn. Họ thích cuộc sống tĩnh, vì không muốn những căng thẳng xảy ra trong việc mở những mối quan hệ mới. Họ không hào hứng về bất cứ cái gì. Giọng nói cũng như nét mặt của họ chẳng có gì là diển cảm. Họ có vẻ rất lười biếng. Đối với họ, điếu quan trọng là mọi việc phải được lên chương trình đầy đủ. Trước những việc thường nhật, họ cảm thấy yên tâm và thỏa mãn, vì đó là dấu không có va chạm, xung đột và không phải quyết định gì mới.
Tính tốt: Họ dễ giải hòa khi có va chạm, vì họ không đứng về phe phái nào. Trong cuộc họp, nhất là trong bầu khí căng thẳng, nếu có họ, thì người khác dễ dịu xuống, vì cung cách họ êm đềm. Sự lắng nghe của họ làm nhiều người tìm đến với họ, và họ giúp cho mọi người dễ chấp nhận nhau, dễ thông cảm nhau nhờ khả năng biết lắng nghe này.
Tính xấu: Tránh va chạm quá nên họ hóa ươn lười. Đời sống của họ là một chuỗi thói quen nhàm chán. Họ làm cho nhiều người chán. Họ khó phân biệt đâu là điều quan trọng, đâu là điều phụ thuộc, vì đối với họ "cái gì cũng thế thôi". Nếu không thay đổi thì đời họ buồn tênh. Còn sống mà bất động như đã chết.
Tâm trạng: Họ gần giống loại người số 5, có một tuổi thơ đau buồn, hoặc bị cha mẹ đối xử lãnh đạm, không có tình âu yếm con tỏ ra bên ngoài. Nhất là người mẹ, nếu bà lãnh đạm, thì dễ tạo cho con có tính ù lì. Hoặc vì cha mẹ tuy là có yêu con nhưng vì sợ con hư, nên không dám tỏ ra bên ngoài, thì cũng đưa đến cùng một hậu quả. Để đối phó với hoàn cảnh này, người con tự tạo cho mình thói quen dửng dưng. Họ coi thường tất cả, vì bản thân họ đã bị coi thường.
Thái cực sẽ sinh hậu quả xấu. Ai được nuông chiều thì sau này dễ khinh người. Còn ai bị coi thường thì sẽ tự ti, rồi bất cần ai.
Nguồn tin: internet
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn